Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt

Giáo án bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt sách mĩ thuật 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2. SÁNG TẠO VỚI VẬT LIỆU CÓ MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tạo được màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm bằng vật liệu có sẵn.
  • Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận, ý tưởng sử dụng sản phẩm vào đời sống.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, tính toán,… thông qua: trao đổi, chia sẻ; xác định độ dài, rộng của nan giấy, khổ giấy dùng để làm nan đan, khung tranh để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt,…
  • Năng lực mĩ thuật:
  • Nêu được màu đậm, màu nhạt ở vật liệu sẵn có và cách tạo sản phẩm thủ công bằng vật liệu sẵn có.
  • Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt từ vật liệu sẵn có,… và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và nhận biết được màu đậm, màu nhạt trên sản phẩm của mình, của bạn và chia sẻ được cảm nhận.
  1. Phẩm chất :
  • Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện: có ý thức sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,… phù hợp với bài học.
  • Yêu thích, tôn trọng những sản phẩm thủ công do bạn bè và người khác tạo ra.
  • Giữ gìn vệ sinh (trang phục, bàn ghế, sách vở, dụng cụ,…) trong và sau khi thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình ảnh liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập:
  1. Đối với học sinh
  • Giấy, bút, tẩy, màu vẽ,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và kích thích hứng thú học tập cho HS trước khi vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV sử dụng bảng màu/ vòng tròn màu sắc gồm các màu cơ bản và màu thứ cấp hoặc chỉ có ba màu thứ cấp, gợi nhắc HS nêu tên các màu thứ cấp, màu cơ bản và giới thiệu màu đậm, màu đậm vừa, màu nhạt theo cảm nhận của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Để phân biệt được độ đậm nhạt của màu sắc, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt.

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Quan sát, nhận biết:

Hoạt động 1: Trò chơi: Tìm màu đậm, màu nhạt

a. Mục tiêu: HS chỉ ra được màu đậm, màu đậm vừa, màu nhạt và vận dụng vào thực hiện trò chơi.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện trò chơi được giới thiệu trong SGK.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 4 HS) và hướng dẫn HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ:

+ Chỉ ra thứ tự các màu (đậm, đậm vừa, nhạt) ở nhóm A.

+ Nêu cách sắp xếp các thẻ màu 1, 2, 3 vào nhóm B theo thứ tự các màu (đậm, đậm vừa, nhạt) như nhóm A.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm nêu kết quả trò chơi. HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét các nhóm thực hiện trò chơi và kết quả. Gợi nhắc HS phân biệt 3 mức độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt trên các thẻ màu.

- GV gợi mở HS quan sát xung quanh và chỉ ra hình ảnh/ đồ vật, trang phục,… có xuất hiện ba mức độ đậm nhạt.

Hoạt động 2: Tìm màu đậm, màu nhạt trên một số sản phẩm thủ công

a. Mục tiêu: HS giới thiệu được vật liệu; màu đậm, màu nhạt xuất hiện trên một số sản phẩm thủ công.

b. Cách thức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS quan sát sản phẩm trong SGK và cho biết:

+ Tên gọi của mỗi sản phẩm.

+ Sản phẩm được tạo nên từ vật liệu nào?

+ Màu đậm, màu nhạt trên mỗi sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời HS trả lời; HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS.

- GV giới thiệu một số thông tin về mỗi sản phẩm:

+ Hình 1: Giỏ/Làn, có dạng hình khối hộp, có thể dùng để đựng các đồ vật có trọng lượng nhẹ, nhữ: cuộn len, bút màu, đất nặn,… Chất liệu: bìa giấy (đã qua sử dụng). Trên sản phẩm có màu xanh là màu đậm, màu đỏ là màu đậm vừa, màu trắng là màu nhạt.

+ Hình 2: Khung bằng bìa giấy (vỏ hộp giấy, thùng giấy,…). Khung có dạng hình chữ nhật. Toàn bộ khung có màu đậm vừa, kết hợp trang trí ở 4 góc bằng màu đậm của sợi len và trang trí ở khung bằng hình elip như cánh hoa/ lá cây cắt từ giấy, lõi giấy vệ sinh có màu nhạt. Sản phẩm có thể được sử dụng làm khung tranh, khung ảnh,… treo trên tường, đặt ở góc học tập,…

+ Hình 3: Đồ dùng sử dụng trong bếp, như: lót tay (để cầm, giữ,…xoong, nồi, ấm,…đang nóng) hoặc dùng để lót (để đặt một số đồ vật như: cốc nước/bát/chén,…). Chất liệu: sợi vải/ vải nỉ (có thể dùng sợi len, sợi đay,…). Trên sản phẩm có màu xanh là màu đậm, màu vàng là màu nhạt.

- GV có thể giới thiệu thêm một số sản phẩm đan thủ công được làm từ vật liệu có màu đậm, màu đậm vừa, màu nhạt, như: thảm, khăn, mũ, túi xách, rổ, rá,… kết hợp giới thiệu nghề đan (mây, tre, len, sợi nhựa/nilon,…) ở quê hương hoặc nơi khác.

- GV có thể giới thiệu thêm một số khung ảnh làm bằng giấy báo, bìa giấy, cành giấy, ống hút, vỏ sò/ốc,…

- GV tóm tắt nội dung quan sát, nhấn mạnh độ đậm, nhạt của vật liệu:

+ Vật liệu thường có màu đậm, màu nhạt khác nhau.

+ Có thể sử dụng vật liệu sẵn có để sáng tạo sản phẩm thủ công.

 

2. Thực hành, sáng tạo

Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành

Nhiệm vụ 1: Đan nong mốt

a. Mục tiêu: HS biết được cách đan nong mốt bằng nan giấy có màu đậm, màu nhạt từ vật liệu sẵn có.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức HS quan sát hình, trao đổi, nêu cách thực hành theo cảm nhận của em.

- GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận, HS khác có thể nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS.

- GV trình chiếu các bước đan nong mốt và trực tiếp hướng dẫn HS thực hành:

+ Chuẩn bị: giấy màu có màu đậm, màu đậm vừa, màu nhạt theo ý thích.

+ Bước 1: Cắt một khổ giấy hình chữ nhật, kích thước khoảng 10 cm x 15 cm và gấp đôi lại. Dùng thước, bút chì kẻ đường thẳng (ngang), song song với nếp gấp, cách đầu mép giấy khoảng 2,5 – 3 cm (hoặc rộng hơn), tiếp tục kẻ các đường thẳng (dọc) vuông góc với mép giấy và nếp gấp, mỗi nét cách nhau khoảng 1,5 – 2 cm (có thể hẹp hoặc rộng hơn).

+ Bước 2: Tạo các nan trên khổ giấy và nan rời bằng cách dùng kéo cắt theo các đường kẻ vuông góc trên khổ giấy đến sát đường kẻ ngang để tạo các nan giấy. Tiếp đến, cắt các tờ giấy đã chọn thành các nan giấy rời, có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng các nan giấy đã cắt ở khô giấy, chiều dài tương đương chiều rộng của khổ giấy ở Bước 1.

+ Bước 3: Lần lượt lấy một nan rời, đan vào các nan đã cắt trên khổ giấy cho đến khi kín nan trên khổ giấy, có thể cắt phần thừa ở các nan đan và hoàn thành sản phẩm. GV nên minh họa đan ít nhất ba nan trên khổ giấy và nhấn mạnh thứ tự lên, xuống của mỗi nan và giữa các nan.

- GV lưu ý: Cắt khổ giấy không nên dài rộng quá. Có thể cắt tạo khổ giấy hình: vuông, tròn, tam giác, trái tim, bông hoa, quả, con vật,… sau khi đan sẽ có sản phẩm thú vị hơn.

 

Nhiệm vụ 2: Tạo hình khung tranh, ảnh

a. Mục tiêu: HS nắm được cách tạo khung tranh, ảnh bằng vật liệu có màu đậm, màu nhạt.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức HS quan sát hình, trao đổi, nêu cách thực hành theo cảm nhận của em.

- GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận, HS khác có thể nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS.

- GV trình chiếu các bước tạo hình khung tranh, ảnh và trực tiếp hướng dẫn HS thực hành:

+ Chuẩn bị: vật liệu có màu đậm, màu nhạt như: sợi len, sợi vải, sợi đay, giấy màu, bìa giấy,…

+ Bước 1: Xác định bìa giấy/ giấy màu để tạo khung, cắt 4 khổ giấy, chiều rộng khoảng 3 cm, chiều dài theo ý thích hoặc kích thước có sẵn của bìa giấy.

+ Bước 2: Xếp 4 khổ giấy thành hai cặp: ngang và dọc, dùng hồ dán (hoặc băng dính hai mặt) dán cố định theo từng cặp ở 4 góc để tạo khung. Chuẩn bị một tờ giấy (có màu hoặc không màu) tương ứng với kích thước khung và cắt thêm một số hình để trang trí. Ví dụ: hình chấm tròn, hình vuông, hình tam giác, hình trái tim,…

+ Bước 3: Dán tờ giấy vừa chuẩn bị vào phía sau khung làm nền lót cho khung. Dán các hình vừa cắt để trang trí cho khung. Dùng sợi dây, buộc hai góc khung để có thể treo trên tường hoặc tạo đế cho khung nếu đặt trên bàn.

- GV lưu ý: Nên dùng bìa giấy hoặc bìa carton để tạo sự chắc chắn cho khung.

- GV khuyến khích HS có thể tạo khung với nhiều hình dạng khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình elip,… bằng nhiều vật liệu như: que kem, ống hút, cành cây, giấy báo cuộn/gấp,…

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục Một số sản phẩm tham khảo:

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm

a. Mục tiêu: HS tạo được sản phẩm bằng cách đan nong mốt hoặc cắt, dán,… tạo khung tranh, ảnh) và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành hai nhóm:

+ Nhóm 1: Đan nong mốt.

+ Nhóm 2: Tạo hình khung tranh, ảnh.

- GV bố trí chỗ ngồi và giao nhiệm vụ:

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS khác nhận xét và bổ sung.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 1:

Ÿ Tên gọi: túi xách/giỏ.

Ÿ Chất liệu: giấy bìa.

Ÿ Màu đậm: màu xanh da trời.

Ÿ Màu đậm vừa: màu đỏ.

Ÿ Màu nhạt: màu trắng.

+ Hình 2:

Ÿ Tên gọi: khung ảnh

Ÿ Chất liệu: giấy bìa cứng.

Ÿ Màu đậm: màu đen ở 4 góc.

Ÿ Màu đậm vừa: màu nâu vàng.

+ Hình 3:

Ÿ Tên gọi: lót nồi.

Ÿ Chất liệu: sợi vải/ vải nỉ.

Ÿ Màu đậm: màu xanh dương.

Ÿ Màu nhạt: màu vàng.

- HS lắng nghe và bổ sung.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và nêu cách thực hành.

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 3 CÁNH DIỀU 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 1: Những màu sắc khác nhau (2 tiết)
Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 4: Đồ vật trong gia đình (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: TẠO DÁNG NGƯỜI ĐỘNG

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: SỰ KIỆN VUI VẺ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH, KHỐI KHÁC NHAU

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô-bốt của em (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG BỀ MẶT KHÁC NHAU CỦA VẬT LIỆU

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 3 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC

Giáo án điện tử bài 1: Những sắc màu khác nhau
Giáo án điện tử bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: HÌNH ẢNH NỔI BẬT

Giáo án điện tử bài 4: Đồ vật trong gia đình

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TẠO DÁNG NGƯỜI ĐỘNG

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: SỰ KIỆN VUI VẺ

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì I

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH, KHỐI KHÁC NHAU

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô – bot của em

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG BỀ MẶT KHÁC NHAU CỦA VẬT LIỆU

Chat hỗ trợ
Chat ngay