Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 7: Thiệp chúc mừng (2 tiết)

Giáo án bài 7: Thiệp chúc mừng (2 tiết) sách mĩ thuật 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 7: Thiệp chúc mừng (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4. SỰ KIỆN VUI VẺ

BÀI 7: THIỆP CHÚC MỪNG (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • Nêu được hình dạng, mục đích của một số thiệp chúc mừng và hình ảnh nổi bật trên tấm thiệp. Biết được ý nghĩa của một số ngày lễ, tết quen thuộc trong năm.
  • Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Năng lực

- Năng lực mĩ thuật:  

  • Nêu được hình dạng, mục đích của một số thiệp chúc mừng và hình ảnh nổi bật trên tấm thiệp. Biết được ý nghĩa của một số ngày lễ, tết quen thuộc trong năm.
  • Sáng tạo được thiệp chúc mừng có hình ảnh nổi bật làm trọng tâm ở sản phẩm theo ý thích, tập trao đổi trong thực hành và liên hệ sử dụng sản phẩm vào đời sống.
  • Trưng bày, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

- Năng lực chung và năng lực đặc thù khác:

  • Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, tính toán, khoa học,… như: trao đổi, chia sẻ; xác định vị trí tạo hình ảnh, chi tiết nổi bật trên tấm thiệp; biết được ý nghĩa của thiệp chúc mừng, nét đẹp văn hóa của một số ngày lễ, Tết trong năm ở gia đình, nhà trường, quê hương,…
  1. Phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm,… thông qua một số biểu hiện như:
  • Chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành, sáng tạo;
  • Quan tâm, biết nói lời chúc mừng với bạn, người thân và dịp lễ, tết;
  • Tôn trọng ý tưởng sáng tạo thiệp chúc mừng của bạn và người khác,…
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành sáng tạo, trực quan, luyện tập, đánh giá.
  3. Thiết bị dạy học

- Đối với GV:

  • SGK, SGV
  • Một số tranh, ảnh, video đến thiệp chúc mừng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  • Một số SPMT của HS với chủ đề thiệp chúc mừng.

- Đối với HS:

  • SGK, VBT (nếu có)
  • Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán, hồ nước, lá khô, thước kẻ…
  • Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. TỔ CHỨC KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tích cực tham gia vào nội dung bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV ổn định lớp, tạo tâm thế và kích thích hứng thú học tập ở HS bằng cách sử dụng bài hát với nội dung liên quan đến các ngày lễ, tết để HS lắng nghe, quan sát:

+ Bài hát “Tết Trung thu rước đèn đi chơi”:

https://www.youtube.com/watch?v=B7ai7nrGm-Q

+ Bài hát “Tết đến rồi ngày tết quê em – Mùa xuân ơi xuân đã về”:

https://www.youtube.com/watch?v=K24siQmNe0c

- Sau khi kết thúc các bài hát, GV kết hợp giới thiệu, dẫn dắt vào nội dung bài học.

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN BIẾT (tr.28 SGK)

a. Mục tiêu: HS nêu được hình dáng của một số thiệp chúc mừng và hình ảnh, chi tiết được trang trí nổi bật trên tấm thiệp; biết được mục đích sử dụng thiệp chúc mừng và ý nghĩa của một số ngày lễ, tết, kỷ niệm,… trong năm. 

b. Cách thức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh (tr.28 SGK) và sản phẩm minh họa của GV (nếu có), cùng trao đổi và cho biết:

+ Hình dán của mỗi tấm thiệp (tròn, chữ nhật, giống quyển/vở sách đặt ngang,…)

+ Những màu sắc xuất hiện trên các tấm thiệp.

- GV giới thiệu HS chia sẻ, trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tóm tắt, nhận xét trả lời của HS và giới thiệu rõ hơn về các tấm thiệp: nội dung, màu sắc, chấm, nét, hình,… được trang trí nổi bật/trọng tâm trên mỗi tấm thiệp; liên hệ mục đích sử dụng của những tấm thiệp vào những dịp lễ, Tết, ngày kỉ niệm,… Thông qua đó, GV lồng ghép khích lệ HS thể hiện thái độ/hành động phù hợp với những ngày kỉ niệm (tích hợp giáo dục xuyên chương trình, bồi dưỡng phẩm chất).

- GV yêu cầu HS đọc nội dung khung ghi nhớ cuối tr.28 SGK:

+ Thiệp chúc mừng thường được sử dụng trong các ngày lễ, tết, sinh nhật.

+ Thiệp chúc mừng có nhiều hình dạng và cách trang trí khác nhau.

c. Cách thức mở rộng:

- GV gợi mở, giới thiệu thêm các ngày lễ kỉ niệm khác trong năm (ngoài những ngày đã được giới thiệu trong SGK) đồng thời khuyến khích HS chia sẻ các sự kiện vui vẻ, quen thuộc trong gia đình, nhà trường, địa phương,…

 

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO

Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành

Nhiệm vụ 1: In chà xát lá cây và cắt dán (tr.29 SGK)

a. Mục tiêu: HS nắm được cách tạo tấm thiệp dạng 2D bằng cách in chà xát và cắt, dán trang trí.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS quan sát, trao đổi về đồ dùng, dụng cụ cần chuẩn bị và các bước thực hành.

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV thị phạm trực tiếp hoặc trình chiếu các bước thực hành để hướng dẫn HS thực hiện:

+ Chuẩn bị: Lá cây khô, màu sáp, hồ dán, kéo,… phù hợp với sự kiện vui vẻ được lựa chọn theo ý thích (ngày sinh nhật, ngày 8/3, 20/11,…)

+ Bước 1: Sử dụng lá cây và màu sáp để in hình lá trên giấy. Cắt hình (trái tim, bông hoa, lá) theo ý thích và trang trí để tạo hình nổi bật làm trọng tâm cho tấm thiệp. Hình ảnh được sử dụng để trang trí cần có kích thước cân đối với kích thước của tấm thiệp (không nhỏ quá hoặc to quá).

+ Bước 2: Dán hình ảnh vừa cắt và trang trí lên sản phẩm in lá, tấm thiệp đã hoàn thành.

- GV lưu ý:

+ GV nhắc HS: Trước khi đi in lá, cần xác định kích thước, hình dạng của tấm thiệp (vuông, tròn, chữ nhật, trái tim,…) và tiến hành in lá. Có thể in trên khổ giấy A4, sau đó cắt tạo hình (vuông, tròn, tam giác,…) và kích thước cho tấm thiệp. Hình ảnh nổi bật làm trọng tâm cần sử dụng màu sắc tươi sáng, hấp dẫn và nên dán ở phần giữa của tấm thiệp.

+ GV thị phạm thao tác in lá (nhắc lại kĩ năng HS đã biết ở lớp 2) và lưu ý HS sử dụng đa dạng màu sắc, sử dụng màu thứ cấp – màu cơ bản là chủ yếu.

c. Cách thức mở rộng:

- GV khuyến khích HS tham khảo thêm cách thực hành sáng tạo: sử dụng màu để vẽ, trang trí tấm thiệp; kết hợp vẽ với in hoặc vẽ với cắt, xé, dán.

- GV có thể giới thiệu thêm một số tấm thiệp có hình dạng và cách trang trí độc đáo, mới lạ, thu hút người xem (hình ảnh hoặc nguyên mẫu).

Nhiệm vụ 2: Gấp, cắt, dán (tr.29 SGK)

a. Mục tiêu: HS nắm được cách tạo tấm thiệp đa dạng 3D bằng cách gấp, cắt, dán.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS quan sát, trao đổi về đồ dùng, dụng cụ cần chuẩn bị và các bước thực hành.

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV giới thiệu cách thực hành (có thể sử dụng video/clip) và sử dụng hình ảnh minh họa trong SGK, kết hợp thị phạm một số thao tác chính:

- GV tóm tắt câu trả lời của HS và hướng dẫn cách thực hành (thực hiện trực tiếp hoặc trình chiếu, có thể sử dụng hình ảnh minh họa trong SGK, video/clip) kết hợp thị phạm một số thao tác chính để hướng dẫn HS thực hành:

+ Chuẩn bị: giấy màu/bìa giấy màu hoặc bìa carton dạng mỏng, kéo, thước, bút chì, hồ dán. Nếu có bìa giấy để tạo sản phẩm sẽ tốt hơn vì bìa giấy màu thường đủ độ “cứng/đứng” cho tấm thiệp.

+ Bước 1: Sau khi chọn được khổ giấy, màu giấy phù hợp để làm tấm thiệp (có thể khổ A4 hoặc A3) thì gấp đôi chiều dài của khổ giấy, kẻ một ô gần sát mép gấp (khoảng 3 cm x 5 cm hoặc rộng/ hẹp hơn) và cắt theo đường kẻ (như hình tr.29 SGK).

+ Bước 2: Gập phần ô giấy vừa cắt hướng vào mặt trên của khổ giấy (để tạo nếp).

+ Bước 3: Mở đôi tờ giấy vừa gấp, cắt và đẩy ô vừa cắt vào mặt trong (tr.29 SGK). Cắt một khổ giấy có màu sắc theo ý thích, kích thước rộng hơn khổ giấy đã cắt ở Bước 1 và dán vào mặt sau của tấm thiệp. Tiếp theo, cắt một số hình để trang trí (hoa, lá, quả, trái tim, chấm, hình cơ bản,…) có màu đậm, nhạt khác nhau và viết thêm chữ, số như: ngày kỉ niệm, lời chúc,… Trong các hình cắt để trang trí cần có hình có kích thước to hơn, màu sắc nổi bật hơn để làm hình ảnh nổi bật cho tấm thiệp. Dán các hình vừa cắt vào mặt trong của khổ giấy và phần ô đã cắt ở Bước 1, Bước 2 để hoàn thiện sản phẩm.

- GV lưu ý:

+ GV nên thị phạm, hướng dẫn một số thao tác ở Bước 1 và Bước 2 như: gấp đôi khổ giấy; kẻ, cắt một ô trên khổ giấy; mở khổ giấy, đẩy ô vừa cắt vào mặt trong,…

+ Các hình cần cắt ở Bước 3 nên có hình có kích thước to cùng màu sắc nổi bật hơn để làm hình ảnh nổi bật cho tấm thiệp.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số sản phẩm hình dạng 2D, 3D ở mục Một số sản phẩm tham khảo và mục Vận dụng (tr.30 SGK) để có thêm ý tưởng thực hành sáng tạo.

c. Cách thức mở rộng

- GV gợi mở HS:

+ Tạo thiệp 3D có hình dạng: tròn, vuông, tam giác,… và trang trí trực tiếp trên mặt ngoài của tấm thiệp. Ví dụ: Sản phẩm thiệp của Trọng Nguyên, Trọng Khôi, tr.30 SGK.

+ Trang trí thêm phần ngoài của tấm thiệp, vì khi gấp lại phần ngoài trở thành “bìa” tấm thiệp (giống như bìa cuốn sách).

- Ngoài ra, GV có thể giới thiệu thêm một số tấm thiệp có cách tạo hình và trang trí độc đáo để HS có thêm ý tưởng thực hành, sáng tạo.

Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo sản phẩm

a. Mục tiêu: HS tạo được hình dạng tấm thiệp chúc mừng và sử dụng hình ảnh, chấm, nét để trang trí nổi bật trên sản phẩm và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành. 

b. Cách thức thực hiện:

- GV bố trí HS ngồi theo nhóm (có thể tạo sản phẩm cá nhân hoặc sản phẩm nhóm) và giao nhiệm vụ cho HS:

+ Xác định sự kiện vui vẻ để tạo thiệp chúc mừng theo ý thích.

+ Xác định cách tạo sản phẩm 2D hoặc 3D bằng cách in hoặc vẽ, gấp, cắt dán và vận dụng các bước thực hành minh họa được hướng dẫn trong SGK tr.29.

+ Quan sát, trao đổi, chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, tìm hiểu ý tưởng thực hành của bạn như: cách xác định sự kiện, màu sắc, vật liệu, hình thức thực hành, hình ảnh nổi bật,…

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe bài hát và cảm nhận.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và trao đổi trả lời:

+ Hình 1: Hình dán hình hoa bao bên ngoài màu xanh dương, cam và chữ bên trong màu đỏ, xanh lá.

+ Hình 2: Hình dán hình chữ nhật màu đỏ, bên trong là hình tam giác màu vàng.

+ HÌnh 3: Hình dán hình vuông bị gập ở giữa có màu sắc đa dạng.

- HS chia sẻ câu trả lời, nhận xét.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trao đổi về đồ dùng, dụng cụ và các bước thực hành.

 

 

 

 

 

- HS trả lời, chia sẻ và nhận xét.

- HS quan sát GV thị phạm và ghi nhớ các bước thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trao đổi về đồ dùng, dụng cụ và các bước thực hành.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời, chia sẻ và nhận xét.

- HS quan sát và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ các bước thực hiện.

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 3 CÁNH DIỀU 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 1: Những màu sắc khác nhau (2 tiết)
Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 4: Đồ vật trong gia đình (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: TẠO DÁNG NGƯỜI ĐỘNG

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: SỰ KIỆN VUI VẺ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH, KHỐI KHÁC NHAU

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô-bốt của em (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG BỀ MẶT KHÁC NHAU CỦA VẬT LIỆU

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 3 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC

Giáo án điện tử bài 1: Những sắc màu khác nhau
Giáo án điện tử bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: HÌNH ẢNH NỔI BẬT

Giáo án điện tử bài 4: Đồ vật trong gia đình

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TẠO DÁNG NGƯỜI ĐỘNG

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: SỰ KIỆN VUI VẺ

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì I

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH, KHỐI KHÁC NHAU

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô – bot của em

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG BỀ MẶT KHÁC NHAU CỦA VẬT LIỆU

Chat hỗ trợ
Chat ngay