Giáo án Powerpoint mĩ thuật 3 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1
Đầy đủ bài giảng điện tử chương trình mĩ thuật bản 1 kì 1 lớp 3 chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử được làm với mục đích dạy online hoặc trình chiếu lên bảng. Đo đó, ngắn ngọn, nhiều hình ảnh đẹp, hiện đại luôn là tiêu chí hàng đầu. Bộ giáo án có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, nó có thể giảm tải phần nào công việc cho giáo viên.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: MÙA THU QUÊ EM
BÀI 1. MẶT NẠ TRUNG THU
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Chỉ ra được cách cắt giấy bìa và vẽ màu tạo hình mặt nạ.
- Tạo được mặt nạ có nét biểu cảm riêng bằng giấy, bìa màu.
- Nêu được sự tương phản của nét, hình, màu trên mặt nạ.
- Chia sẻ được cảm nhận về nét, hình, màu biểu cảm trên mặt nạ
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
- Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt…
- Năng lực riêng:
- Bước đầu biết cách tạp hình mặt nạ.
- Tạo mặt nạ có nét biểu cảm riêng biệt theo sở thích của em.
- Trình bày và chia sẻ cảm nhận về nét, hình, màu biểu cảm trên mặt nạ.
- Phẩm chất :
- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Ảnh tư liệu, sản phẩm mẫu
- Đối với học sinh
- Giấy vẽ, giấy bìa màu, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HĐ1. KHÁM PHÁ Khám phá một số hình thức trang trí chữ a. Mục tiêu: HS chia sẻ những hiểu biết của mình về các loại hình đồ chơi và mặt nạ Trung thu truyền thống. b. Cách thức thực hiện: - GV giới thiệu tranh minh họa trong SGK – tr.14, hoặc hình ảnh tư liệu, vật thật về đồ chơi Trung thu truyền thống và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát tranh và cho biết: + Các bạn nhỏ đang làm gì? Trong dịp nào? + Những đồ vật gì xuất hiện trong tranh? - GV tiếp tục nêu câu hỏi, khuyến khích HS suy nghĩ, nhận biết và chỉ ra nét biểu cảm của các mặt nạ Trung thu trong hình minh họa: + Vào dịp tết Trung thu, em và các bạn thường có những đồ chơi gì? + Em hãy chỉ ra các mặt nạ Trung thu truyền thống có trong tranh. + Em có biết mặt nạ Trung thu nào khác không? + Hình dáng và tạo hình của mặt nạ có điểm gì thú vị. + Các mặt nạ gợi cho em liên tưởng đến con vật hoặc nhân vật nào? + Em hãy chỉ ra các biểu cảm thú vị của những chiếc mặt nạ Trung thu.
- Sau khi HS trả lời xong, GV cho HS xem một số những chiếc mặt nạ Trung thu (có thể là ảnh hoặc vật thật).
HĐ2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Cách tạo hình và trang trí mặt nạ a. Mục tiêu: HS quan sát, tìm hiểu, ghi nhớ cách tạo hình và trang trí mặt nạ b. Cách thức thực hiện: - GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận về các hình minh họa trong SGK và trả lời câu hỏi: + Có mấy bước tạo hình và trang trí mặt nạ? + Cắt hình mặt nạ được thực hiện ở bước thứ mấy? + Bước nào tạo biểu cảm cho mặt nạ? + Làm quai đeo mặt nạ có phải là bước cuối cùng không?
- GV khuyến khích HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước tạo hình mặt nạ. - GV chốt ý: + Có 4 bước tạo hình và trang trí mặt nạ. Bước 1: Vẽ hình mặt nạ có biểu cảm lên giấy bìa Bước 2: Vẽ màu trang trí mặt nạ. Bước 3: Cắt hình mặt nạ khỏi giấy bìa Bước 4: Làm quai để đeo mặt nạ. + Mặt nạ có hình dáng phong phú, tạo hình giống các con vật hoặc giống các nhân vật như ông Địa, chú Tễu,… + Mặt nạ thường được tạo hình với các biểu cảm rõ rệt và đa dạng. - GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Sử dụng nét, hình cách điệu, màu sắc và đậm nhạt, tương phản có thể tạo được tính biểu cảm riêng cho mặt nạ.
HĐ3. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO Tạo hình mặt nạ Trung thu a. Mục tiêu: HS tạo hình mặt nạ theo các bước đã học. b. Cách thức thực hiện: - GV gợi ý cho HS lựa chọn nhân vật để thể hiện mặt nạ (ví dụ: Tôn Ngộ Không, ông Địa, chú Tễu, sư tử, thỏ ngọc, mèo, trâu, Chư Bát Giới,…). GV đặt câu hỏi: Em chọn hình con vật hay nhân vật để làm mặt nạ? - GV hướng dẫn HS xác định các đặc điểm, vị trí của mắt, mũi, miệng và thực hành tạo hình mặt nạ. GV đặt câu hỏi: Em sẽ làm mặt nạ tròn, cân đối hay tự do? - GV khuyến khích HS lựa chọn, phối màu linh hoạt và trang trí thêm chi tiết tạp biểu cảm sinh động cho mặt nạ. - GV đưa ra câu hỏi gợi ý: + Em sẽ sử dụng màu sắc như thế nào? Những màu nào tương phản với nhau? + Em sẽ trang trí thêm gì để mặt nạ biểu cảm và độc đáo hơn? - GV hướng dẫn và hỗ trợ HS cắt, tạo hình dây đeo hoặc tay cầm cho mặt nạ. - GV quan sát HS thực hiện và nhận xét.
|
- HS trả lời: + Các bạn nhỏ đang rước đèn trong dịp lễ Trung thu. + Những đồ vật xuất hiện trong tranh là: các loại mặt nạ: mặt nạ chú tễu, mặt nạ thỏ, đèn lồng, đầu sư tử, đèn ông sao.
- HS trả lời: + Vào dịp tết Trung thu, em và các bạn thường có rất nhiều loại hình đồ chơi như đèn lồng, đèn ông sao, chú tễu, đầu sư tử và các loại mặt nạ giấy bồi thủ công. + Các mặt nạ Trung thu truyền thống có trong tranh là mặt nạ chú tễu, mặt nạ thỏ ngọc, mặt nạ trâu. + Có nhiều mặt nạ Trung thu khác như mặt nạ Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, con mèo, Chí Phèo, Thị Nở,… + Hình dáng và tạo hình của mặt nạ được mô phỏng theo một nhân vật trong hư cấu hoặc một con vật. + Các mặt nạ gợi cho em liên tưởng đến con trâu, con thỏ, con mèo hoặc các nhân vật trong truyện Việt Nam,… + Biểu cảm của những chiếc mặt nạ có thể vui vẻ, hài hước, buồn bã, ngạc nhiên, đáng sợ, tức giận,… - HS quan sát.
- HS trả lời câu hỏi: + Có 4 bước tạo hình và trang trí mặt nạ. Bước 1: Vẽ hình mặt nạ Bước 2: Vẽ màu Bước 3: Cắt hình Bước 4: Làm quai đeo + Cắt hình mặt nạ được thực hiện ở bước 3. + Bước 1 là tạo biểu cảm cho mặt nạ. + Làm quai đeo mặt nạ là bước cuối cùng trong tạo hình và trang trí mặt nạ. - HS nhắc lại và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời để lên ý tưởng cho sản phẩm của mình.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời theo các câu hỏi để xây dựng ý tưởng cho sản phẩm của mình.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện.
|
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án word + Powerpoint 3 chân trời sáng tạo
Từ khóa: Giáo án Powerpoint mĩ thuật 3 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1, Giáo án Powerpoint mĩ thuật 3 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1 đầy đủ, Giáo án điện tử mĩ thuật 3 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1