Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo

Giáo án đạo đức 3 học kì 2 bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: EM XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè.
  • Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với nhau.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí được các tình huống bất hòa với bạn bè và giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa với nhau.
  • Năng lực đặc thù:
  • Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè và sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện thái độ không đồng tình với tình huống bất hòa và thái độ tích cực, sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau.
  • Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè. Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hòa.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có ý thức chủ động xử lí bất hòa với bạn bè.
  • Nhân ái: Có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè khi xử lí bất hòa với bạn bè và sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Đạo đức 3, SGV Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
  • Giấy A3, các hình ảnh trong SGK.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
  • Giấy, bút màu, một số trang phục, đạo cụ để sắm vai (nếu có)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo cảm hứng học tập cho HS.

- HS huy động những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức chp HS đọc câu chuyện “Chúng ta cùng bình tĩnh” SGK tr.50:

+ 1 HS dẫn truyện.

+ 3 HS sắm vai thành Na, Cốm, Tin. 3 HS sẽ tương tác với nhau theo những lời mà HS dẫn truyện đọc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tin đã giúp hai bạn xử lí bất hòa bằng cách nào?

- GV mời 3-5 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong câu truyện trên, Tin đã giúp hai bạn xử lí bất hòa. Còn em, khi bạn bè của em xảy ra bất hòa, em sẽ giúp các bạn xử lí bất hòa như thế nào cho phù hợp? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Em xử lí bất hòa với bạn bè.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách xử lí bất hòa

a. Mục tiêu: HS nêu được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa của bản thân với bạn bè.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh 1-4 SGK tr.51 và trả lời câu hỏi: Na xử lí bất hòa với bạn bè bằng cách nào?

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời 2-3 HS trình bày và mô tả cách xử lí bất hòa trong tranh. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và nêu các bước xử lí bất hòa với bạn bè

a. Mục tiêu: HS nêu được các bước xử lí bất hòa với bạn bè.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3 SGK tr.51 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu các bước xử lí bất hòa với bạn bè.

- GV mời 2-3 HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Hoạt động 3: Kể chuyện theo tranh

a. Mục tiêu: HS nêu được các bước giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa với nhau và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và nêu yêu cầu: Em hãy kể lại câu chuyện dưa trên các  tranh 1-4 SGK tr.52.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời 2-3 lượt HS kể chuyện. HS khác lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Na đã làm gì khi thấy Tin và Bin bất hòa với nhau?

+ Khi thấy bạn bè bất hòa, em nên làm gì?

- GV mời 3-5 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Xử lí bất hòa

a. Mục tiêu: Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm 4-6 HS/nhóm. Các nhóm bốc thăm chọn 1 trong 2 tranh SGK tr.52 để quan sát và nêu cách xử lí bất hòa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV phát giấy A4 cho HS viết lại kết quả thảo luận để thuyết trình.

- GV mời đại diện các nhóm thuyết trình kết quả và đưa ra cách xử lí bất hòa trong các tình huống. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm trình bày tốt.

Hoạt động 2: Sắm vai

a. Mục tiêu: Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa với nhau.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chia nhóm 6 và thực hiện nhiệm vụ: Sắm vai Bin để giúp bạn xử lí bất hòa trong các tình huống sau

 

 

 

 

 

- GV tổ chức cho HS bốc thăm chọn 1 trong 2 tình huống.

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày bằng hình thức sắm vai, xử lí tình huống, mỗi nhóm tối đa 5 phút. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS rèn luyện việc thực hiện một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè và giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa với nhau.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, xử lí tình huống SGK đưa ra.

- GV mời các nhóm lựa chọn 1 trong 2 tình huống:

+Tình huống 1: Na cho Cốm mượn bút. Hôm sau, Na nhắc Cốm trả bút thì Cốm trả lời: “Mình đã trả bạn rồi”. Na ngạc nhiên: “Bạn chưa trả mình mà”. Na và Cốm đều nghĩ mình đúng nên quay ra cãi nhau.

Em sẽ giúp Na và Cốm xử lí bất hòa như thế nào?

+ Tình huống 2: Tin hẹn Bin chiều chủ nhật đi đá bóng. Tin đến sân bóng nhưng không thấy Bin đâu. Tin quay lại nhà Bin và hỏi: “Sao câu không đến sân bóng?”. Bin bối rối: “Tớ quên mất. Tại cậu không nhắc tớ đấy”. Thế là hai bạn giận nhau.

Nếu là Bin, em sẽ xử lí bất hòa như thế nào?

- GV đưa ra thời gian thảo luận nhóm là 5 phút.

- GV lưu ý HS: sử dụng 3 thao tác xử lí bất hòa đã học để xử lí tình huống.

- GV mời 3-5 nhóm đôi chia sẻ về các xử lí tình huống của mình. Các nhóm có cùng tình huống nhận xét, góp ý cho nhóm bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá chung.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Cách xử lí bất hòa của em

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học để xử lí bất hòa của bản thân với bạn bè và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa.

b. Cách tiến hành

- GV nêu yêu cầu: Kể lại một tình huống em đã bất hòa với bạn và cách xử lí bất hòa của em.

- GV giao nhiệm vụ cho HS ghi lại vào Phiếu rèn luyện trong VBT Đạo đức 3.

- GV mời 3-5 HS chia sẻ kết quả rèn luyện, thực hiện sau 2-3 tuần.

- GV khen ngợi HS bình tĩnh để xử lí bất hòa, yêu thương, tôn trọng bạn bè.

Hoạt động 2: Giúp bạn xử lí bất hòa

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học để giúp bạn xử lí bất hòa với nhau

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm 6 HS.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai đúng, ai nhanh”.

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Lần lượt HS trong nhóm chia sẻ nhanh về một lần giúp bạn xử lí bất hòa. Sau khi chia sẻ xong, các thành viên trong nhóm bình chọn ai là người có cách xử lí bất hòa nhanh nhất, đúng nhất, bạn đó là người chiến thắng và được khen ngợi.

- GV mời 3-5 HS đại diện các nhóm chia sẻ về câu chuyện của mình.

- GV khen ngợi, khích lệ HS.

Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh được suy nghĩ, việc làm của bản thân để xử lí bất hòa với bạn bè và giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau.

b. Cách tiến hành

- GV nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ:

+ Em đã học được gì qua bài học này?

+ Để xử lí được bất hòa của bản thân bạn bè, em cần làm gì?

+ Để giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau, em cần làm gì?

- GV tổ chức cho HS đọc phần Ghi nhớ SGK tr.53:

 

 

 

 

 

 

 

- GV lưu ý, nhấn mạnh cho HS quy trình xử lí bất hòa của bản thân với bạn bè gồm:

+ Bước 1: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, giữ bình tĩnh.

+ Bước 2: Liệt kê các cách giải quyết vấn đề (lời nói, việc làm cụ thể).

+ Bước 3: Chọn cách giải quyết phù hợp nhất và thực hiện.

- GV dặn dò HS về nhà hoàn thành các yêu cầu trong hoạt động Vận dụng và chia sẻ với người thân trong gia đình về cách xử lí bất hòa với bạn và cách giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa với nhau.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu chuyện theo hướng dẫn của GV; các HS khác lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Tin đã giúp hai bạn xử lí bất hoà bằng cách khuyên hai bạn bình tĩnh nói chuyện với nhau.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Tranh 1: xử lí bất hòa bằng việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực (giận dữ), giữ bình tĩnh.

+ Tranh 2: Xử lí bất hòa bằng việc yêu cầu sự hỗ trợ từ người lớn (cô giáo).

+ Tranh 3: Xử lí bất hòa bằng cách giải thích, nói chuyện rõ ràng với bạn bè.

+ Tranh 4: Xử lí bất hòa bằng cách xin lỗi bạn (nếu bản thân là người có lỗi).

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày: Quy trình 3 bước để xử lí bất hòa với bạn bè là

+ Bước 1: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, giữ bình tĩnh.

+ Bước 2: Liệt kê các cách giải quyết vấn đề (lời nói, việc làm cụ thể).

+ Bước 3: Chọn cách giải quyết phù hợp nhất và thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi, kể lại câu chuyện theo tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Trong buổi tổng vệ sinh cuối năm, Bin và Tin tranh cãi nhau để xem ai là người lấy cây chổi trước. Na thấy thế liền chạy lại can ngăn hai bạn sau đó phân chia việc cho mỗi người: Bin quét là khô còn Tin nhặt chai nhựa. Nhờ đó mà bất hoà giữa Bin và Tin được giải quyết. Hai bạn rất cảm kích Na vì đã giúp đỡ mình.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Na đã đứng ra để ngăn cản và đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề khi thấy Tin và Bin bất hoà với nhau.

+ Một số lưu ý để em giúp bạn xử lí bất hòa với nhau:

·        Em khuyên bạn giữ bình tĩnh, lắng nghe nhau.

·        Em khuyên bạn nhận lỗi và xin lỗi nếu mình sai.

·        Em chia sẻ các cách phù hợp để các bạn cùng hợp tác.

·        Em công bằng trong việc nêu ý kiến, không thiên vị bạn nào.

 

 

 

 

 

- HS chọn tranh và làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận giất A4 làm bài.

 

- HS thuyết trình kết quả: Nếu là Tin, em sẽ xử lí bất hoà bằng cách:

+ Tranh 1: Thay vì đổ lỗi cho bạn, em sẽ bảo Bin cùng mình tìm chủ nhân của chậu hoa, xin lỗi và đền bù nếu họ yêu cầu.

+ Tranh 2: Nhờ cô giáo đến xem và quyết định ai đúng, ai sai.

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm 6.

 

 

 

 

 

 

 

- HS bốc thăm, lựa chọn tình huống.

 

- HS trình bày: Sắm vai Bin để giúp bạn xử lí bất hoà:

+ Tranh 1: Hỏi rõ mọi chuyện, lần lượt nghe hai bạn giải thích để xem ai đúng, ai sai.

+ Tranh 2: Khuyên Cốm nhận lời xin lỗi của Na và khuyên Na đền cho bạn bộ bút màu mới nếu cần thiết.

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm đôi.

 

- HS lựa chọn một trong hai tình huống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS trình bày trước lớp:

+ Tình huống 1: Na và Cốm cãi nhau vì nghĩ rằng bản thân là người đúng.

à Na và Cốm nên nói chuyện rõ ràng, giải thích rõ ràng cho nhau nghe về hộp bút của Na, Cốm đã trả cho Na vào lúc nào.

+ Tình huống 2: Tin và Bin giận nhau vì Bin quên cuộc hẹn với Tin ở sân bóng. Khi Tin đến nhà hỏi Bin, cậu trả lời một cách thiếu trách nhiệm, không giữ lời hứa với bạn.

à Nếu là Bin, em sẽ chủ động tìm Tin xin lỗi, nhận sai với bạn và hứa lần sau không để bạn phải chờ nữa.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ghi Phiếu rèn luyện.

- HS chia sẻ sau vài tuần thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và chơi trò chơi theo nhóm.

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

Lưu ý:

Bộ giáo án gồm đủ 5 môn chủ nhiệm: Toán, tiếng Việt, đạo đức, HĐTN, TNVXH

  • Phí giáo án: 1000k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH đặt:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 3 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo, Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo đầy đủ, Giáo án kì 2 đạo đức 3 chân trời sáng tạo bản word

Giáo án word đủ các môn 

 
 
 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay