Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương IV: Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lý dữ liệu

Giáo án PowerPoint Toán 6 - sách Cánh diều. Giáo án Chương IV: Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lý dữ liệu. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Toán 6 Cánh diều Chương IV: Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lý dữ liệu


KHỞI ĐỘNG

Trong các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, tỉnh nào có dân số nhiều nhất? Tỉnh nào có dân số ít nhất?

CHƯƠNG IV: BÀI 1: THU THẬP, TỔ CHỨC, BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

NỘI DUNG

  1. THU THẬP, TỔ CHỨC, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ DỮ LIỆU
  2. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU
  3. Bảng số liệu
  4. Biểu đồ tranh
  5. Biểu đồ cột
  6. THU THẬP, TỔ CHỨC, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ DỮ LIỆU

Hãy nêu một số cách thu thập, phân loại, kiểm đếm, ghi chép số liệu thống kê đã học ở tiểu học.

Hoạt động cặp đôi

- Yêu cầu: Em hãy trao đổi, thảo luận với bạn hoàn thành yêu cầu của HĐ1  và lấy ví dụ về thu thập, phân loại số liệu thống kê.

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra kết luận.

Ví dụ 1:

Nhà trường dự định mở bốn câu lạc bộ thể thao: cầu lông; bóng rổ; thể dục nhịp điệu; bóng đá. Mỗi học sinh lớp 6 đều đăng kí tham gia đúng một câu lạc bộ. Để tổ chức bốn câu lạc bộ trên, giáo viên yêu cầu lớp trưởng của lớp 6A tiến hành thống kê số bạn của lớp mình đăng kí tham gia từng câu lạc bộ.

  1. Lớp trưởng của lớp 6A cần thu thập dữ liệu nào? Nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.

Lớp trưởng cần thu thập thông tin về việc đăng kí tham gia từng câu lạc bộ của từng bạn trong lớp  6A.

Đối tượng thống kê: bốn câu lạc bộ thể thao: cầu lông; bóng bàn; thể dục nhịp điệu; bóng đá.  

Tiêu chí thống kê: số học sinh đăng kí tham gia từng câu lạc bộ thể thao đó.

  1. b) Bạn lớp tưởng thống kê số bạn đăng kí tham gia từng câu lạc bộ của lớp 6A như sau: có 18 bạn đăng kí tham gia câu lạc bộ cầu lông; có 10 bạn đăng kí tham gia câu lạc bộ bóng bàn; có 6 bạn đăng kí tham gia câu lạc bộ nhịp điệu; có 30 bạn đăng kí tham gia câu lạc bộ bóng đá. Dãy số liệu bạn lớp trưởng liệt kê có hợp lí không? Vì sao?

Số học sinh lớp 6A theo thống kê của bạn lớp trưởng là:

18 + 10  6 + 30 = 64 (học sinh)

 Số liệu bạn lớp trưởng liệt kê là không hợp lí vì sĩ số 64 học sinh của lớp 6A là quá lớn so với thực tế.

Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản.

Luyện tập 1

Hãy thu thập dữ liệu về ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và thống kê số bạn có cùng tháng sinh.

- Yêu cầu: 4 tổ tương ứng với 4 nhóm, phân công thu thập và thống kê dữ liệu theo yêu cầu của Luyện tập 1 theo tổ và ghi theo bảng sau:

- Thời gian: 5 phút.

Ví dụ 2: Kết quả kiểm tra môn Toán của học sinh lớp 6D được liệt kê như sau:

9, 8, 10, 6, 6, 4, 3, 7, 9, 6, 5, 5, 8, 8, 7, 7, 5, 7, 8, 6.

7, 7, 9, 5, 6, 8, 5, 5, 9, 9, 6, 7, 5, 7, 6, 6, 3, 5, 7, 9.

  1. a) Lập bảng số liệu theo mẫu sau:
  2. b) So với cả lớp 6D, tỉ lệ học sinh có điểm dưới trung bình là bao nhiêu phần trăm?

Tổng số học sinh lớp 6D là: 0 + 0 + 2 + 1 + 8 + 8 + 9 + 5 + 6 + 1 = 40 (học sinh)

Số học sinh điểm dưới  TB là: 0 + 0 +2 + 1 = 3 (học sinh)

Tỉ số phần trăm số học sinh có điểm dưới TB là:

. 100 = 7.5%

Ví dụ 3: Kết quả kiểm tra môn Toán của học sinh lớp 6D được liệt kê như sau (đơn vị: người).

Tổ

Giỏi

Khá

Đạt

Tổ 1

8

3

1

Tổ 2

9

2

1

Tổ 3

7

4

1

 

  1. a) Mỗi tổ lao động có bao nhiêu người?
  2. b) Đội trưởng thông báo rằng số lao động giỏi của cả đội nhiều hơn số lao động khá và đạt của cả đội là 12 người. Thông báo của đội trưởng có đúng không?

Số lao động giỏi của cả đội là: 8 + 9 + 7 =  24 (người)

Số lao động khá và đạt của cả đội là: 3 + 2 + 4 + 1 + 1 + 1 =  12 (người)

Số lao động giỏi của cả đội nhiều hơn số lao động khá và đạt của cả đội là:

24 - 12=  12 (người)

Vậy thông báo của đội trưởng là đúng.

Dựa vào thống kê ta có thể nhận biết được tính hợp lí của kết luận đã nêu ra.

II, BIỂU DIỄN DỮ LIỆU

Sau khi thu thập và tổ chức dữ liệu, ta cần biểu diễn dữ liệu đó ở dạng thích hợp. Nhờ việc biểu diễn dữ liệu, ta có thể phân tích và xử lí được các dữ liệu đó.

THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1

Nhiệm vụ 1:

Tìm hiểu bảng số liệu

Quan sát bảng số liệu ở trang 6, đọc và mô tả lại bảng số liệu đó.

Nhóm 2

Nhiệm vụ 2:

Tìm hiểu biểu đồ tranh

Quan sát biểu đồ tranh ở hình 1 trang 6, đọc và mô tả biểu đồ đó.

Nhóm 3

Nhiệm vụ 3:

Tìm hiểu biểu đồ cột

Quan sát biểu đồ cột ở hình 2 trang 7, đọc và mô tả biểu đồ cột đó

  1. Bảng số liệu.

Bảng số liệu đánh giá chất lượng sản phẩm bằng điểm số 1, 2, 3, 4, 5 của một lô hàng gồm 20 sản phẩm như sau:

Điểm

1

2

3

4

5

Số thập phân

0

0

3

5

12

 

Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy:

+ Đối tượng thống kê: các điểm số: 1, 2, 3, 4, 5.

+ Tiêu chí thống kê: số sản phẩm ứng với mỗi loại điểm.

+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở dòng thứ hai ( theo cột tương ứng).

  1. Biểu đồ tranh

Biểu đồ tranh trong Hình 1 thống kê khối lượng táo bán được trong bốn tháng đầu năm 2020 của một hệ thống siêu thị.

Quan sát biểu đồ tranh, ta thấy:

+ Đối tượng thống kê: bốn tháng đầu năm 2020: tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4.

+ Tiêu chí thống kê: số tấn táo bán được trong mỗi tháng.

+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở dòng tương ứng.

  1. Biểu đồ tranh

Biểu đồ cột  trong Hình 2 thống kê dân số của một số quốc gia năm 2019.

Quan sát biểu đồ cột, ta thấy:

+ Đối tượng thống kê: các quốc gia Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Australia, Malaysia. Các đối tượng này lần lượt được biểu diễn ở trục nằm ngang.

+ Tiêu chí thống kê: dân số của mỗi nước.

+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở trục thẳng đứng.

Ví dụ 4

Khi hội nghị giải lao, tất cả các đại biểu chọn một trong các loại nước sau đây để uống: nước cam, nước dừa, nước chanh, nước dưa hấu; mỗi đại biểu đều đã uống đúng một loại nước. Biểu đồ ở Hình 3 biểu diễn số đại biểu chọn mỗi loại nước uống.

  1. b) Sau giờ giải lao, tất cả mọi người trở lại họp. Thư kí thông báo rằng có 40 đại biểu tham gia hội nghị. Thông báo đó của thư kí có chính xác không?

Từ bảng số liệu ta thấy:

 Có 39 đại biểu tham gia hội nghị.

Vậy thông báo của thư kí là không đúng.

Dựa vào bảng thống  kê, ta có thể bác bỏ kết  luận đã nêu ra.

Luyện tập 2

Số lượng một số dụng cụ học tập của 10 học sinh tổ Hai ở lớp 6E được thống kê như sau: bút có 18 chiếc; thước thẳng có 10 chiếc; compa có 5 chiếc; ê ke có 9 chiếc.

  1. Nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê
  2. Biểu diễn dữ liệu thống kê bằng biểu đồ tranh.

Giải:

  1. a) Đối tượng thống kê : các dụng cụ học tập của 10 học sinh tổ Hai lớp 6E.

Tiêu chí thống kê: số lượng mỗi loại dụng cụ học tập đó.

  1. b) Biểu đồ tranh biểu diễn dữ liệu thống kê

LUYỆN TẬP

Bài 2. Sau khi kiểm tra sức khỏe, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh của lớp 6B thống kê số đo chiều cao  của các bạn trong cùng tổ. Bạn Châu liệt kê số đo chiều cao (theo đơn vị cm):

140; 150; 140 ; 151; 142; 252; 154; 146; 138; 154

  1. Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
  2. Dãy số liệu bạn Châu liệt kê có hợp lí không? Vì sao?
  3. Căn cứ vào dãy số liệu trên, cho biết số đo chều cao trung bình của bốn bạn thấp nhất trong cùng tổ với bạn Châu là bao nhiêu?

Giải:

  1. a) Đối tượng thống kê: Các bạn cùng trong tổ của Châu lớp 6B.

Tiêu chí thống kê: số đo chiều cao của các bạn.

  1. b) Bạn Châu liệt kê như vậy chưa hợp lí vì với cách này, giáo viên sẽ khó biết được những bạn nào có chiều cao bằng nhau, chiều cao cao nhất, chiều cao thấp nhất.

Bảng thống kê chiều cao của các bạn nhóm Châu:

Số đo chiều cao (cm)

138

140

142

146

150

151

154

252

Số lượng (HS)

1

2

1

1

1

1

2

1

 

  1. c) Số đo chiều cao trung bình của bốn bạn thấp nhất trong cùng tổ với bạn Châu là:

               (138 + 140 x 2 + 142) : 4 = 140 cm

Bài 3. Bác Hoàn khai trương cửa hàng bán áo sơ mi. Thống kê số lượng các loại áo đã bán được trong tháng đầu tiên như bảng sau:

Cỡ áo

37

38

39

40

41

42

Số áo bán được

20

29

56

65

47

18

 

  1. a) Áo cỡ nào bán được nhiều nhất? Ít nhất?
  2. b) Bác Hoàn nên nhập về nhiều hơn những loại áo cỡ nào để bán trong tháng tiếp theo

Trả lời:

  1. Áo cỡ 40 bán được nhiều nhất? Áo cỡ 42 bán được ít nhất.
  2. b) Bác Hoàn nên nhập những loại cơ áo: 39, 40, 41 để bán trong tháng tiếp theo.

Bài 4. Một hệ thống siêu thị thống kê lượng thịt lợn bán được trong bốn tháng đầu năm 2020 ở biểu đồ  trong Hình 4.

  1. a) Tháng nào hệ thống siêu thị bán được nhiều thịt lợn nhất?
  2. b) Tính tỉ số của lượng thịt lợn bán ra trong tháng 1 và tổng lượng thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng.
  3. a) Tháng 1 hệ thống siêu thị bán được nhiều thịt lợn nhất
  4. b) Tỉ số của lượng thịt lợn bán ra trong tháng 1 và tổng lượng thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng là:

Bài 6. Biểu đồ hình 7 sau cho biết lượng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu ở Việt Nam năm 2018.

  1. a) Tính theo tấn tổng lượng xuất khẩu của năm mặt hàng trên.
  2. b) Lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là bao nhiêu tấn?
  3. a) Tổng lượng xuất khẩu của năm mặt hàng trên là:

 373 498 + 878 278 + 6 114 934 + 127 338 = 7 867 546 (tấn)

  1. b) Lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là:

6 114 934 - 373 498 - 878 278 - 127 338 = 4 735 820 (tấn)

CỦNG CỐ

Thu thập, tổ chức, phân tích và xử lí dữ liệu

Biểu diễn dữ liệu

  • Bảng số liệu
  • Biểu đồ tranh
  • Biểu đồ cột

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Hoàn thành các bài tập còn lại SGK (Bài 1, 5) và các bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài mới “ Biểu đồ kép”.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Toán 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay