Giáo án PPT KHTN 6 chân trời Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài 11: Một số vật liệu thông dụng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THÔNG DỤNG, TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG
BÀI 11: MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Chúng ta thường sử dụng các vật liệu thông dụng để tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống. Ví dụ:
Vậy vật liệu có những tính chất và ứng dụng nào quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Bài học này hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số tính chất vật lí và ứng dụng vật liệu thông dụng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu một số vật liệu
- Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết.
- Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những loại vật liệu trong hình 11.1.
- Quan sát màu dây điện, phin pha cà phê, đồ chơi lego, dây phanh xe đạp, lốp (vỏ) xe đạp, tủ quần áo ở hình 11.2, em hãy cho biết các sản phẩm đó được làm từ vật liệu gì? Tích dấu hoàn thành theo mẫu bảng 11.1.
Ghi nhớ:
Một số loại vật liệu trong cuộc sống như: sắt thép, xi măng, đất sét, thuỷ tinh, gỗ, ...
Các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những loại vật liệu ( hình 11.1):
+ Sắt thép (thép xây dựng, vòi inox, xe đạp, dao, kéo, cày, cuốc,...)
+ Xi măng (nhà cửa, cầu cổng, tượng đài, đường bé tông, ...)
+ Đất sét (bình gốm, lọ hoa, gạch nung, ...)
+ Thuỷ tinh (cốc chén, lọ hoa, cửa kính, bể cá, ...).
2. Nhận xét tính chất của một số vật liệu
Từ quan sát thực tế, em hãy cho biết tính chất của các vật liệu: kim loại, cao su, nhựa, gỗ, thủy tinh và gốm. Dấu X để hoàn thành theo mẫu bảng 11.2.
Ghi nhớ:
Nhận xét tính chất của một số vật liệu
Tính chất Vật liệu | Cứng | Dẻo | Giòn | Đàn hồi | Dẫn nhiệt, điện tốt | Dễ cháy | Bị gỉ | Bị ăn mòn |
Kim loại | X |
|
|
| X |
| X | X |
Cao su |
|
| X | X |
|
|
|
|
Nhựa | X | X |
|
|
| X |
|
|
Gỗ | X |
|
|
|
| X |
|
|
Thủy sinh | X |
|
|
|
|
|
|
|
Gốm | X |
|
|
|
|
|
|
|
3. Tìm hiểu về khả năng bị ăn mòn của một số vật liệu
+ Em hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 1
Ghi nhớ:
Vật liệu | Hiện tượng quan sát |
Đinh sắt | Có bọt khí thoát ra, đinh sắt bị ăn mòn |
Miếng kính | Không bị ăn mòn |
Miếng nhựa | Không bị ăn mòn |
Miếng cao su | Không bị ăn mòn |
Mẩu đá vôi | Có bọt khí thoát ra, mẫu đá vôi bị ăn mòn |
Mẩu sành | Không bị ăn mòn |
Hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm 1
4. Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt, khả năng chịu nhiệt của một số vật liệu
+ Quan sát ở thí nghiệm 2, em hãy cho biết vật liệu nào dễ cháy và vật liệu nào dẫn nhiệt ( cảm nhận qua dấu hiệu kẹp sắt bị nóng khi đốt)
Ghi nhớ:
Hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm 2
Vật liệu | Hiện tượng quan sát |
Đinh sắt | Dẫn nhiệt, không cháy |
Dây đồng | Dẫn nhiệt, không cháy |
Mẩu gỗ | Không dẫn nhiệt, dễ cháy |
Mẩu nhôm | Dẫn nhiệt, không cháy |
Miếng nhựa | Không dẫn nhiệt, khó cháy |
Mẩu sành | Không dẫn nhiệt, không cháy |
Miếng kính | Không dẫn nhiệt, không cháy |
5. Tìm hiểu về khả năng bị ăn mòn, bị gỉ của một số công trình vật dụng
+ Quan sát hình hình 11.3, 11.4 và 11.5 trong SGK, em hãy cho biết những vật liệu nào dễ bị ăn mòn, bị hoen gỉ dẫn đến hư hỏng công trình, vật dụng. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng đó.
Ghi nhớ: Các công trình, vật dụng sử dụng vật liệu làm bằng kim loại sẽ để bị hư hỏng. Do các vật liệu này khí tiếp xúc với môi trường chứa tác nhân ăn mòn (như không khí, nước biển, ...) sẽ bị ăn mòn và hoen gi bởi oxygen trong không khí (hình 11.5), mưa acid (hình 11.3) và môi trường nước biển (hình 11.4).
6. Khảo sát tính chất của cao su
+ Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường sẽ xảy ra hiện tượng gì?
+ Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay ra, em có nhận xét gì?
+ Quan sát hình 11.6, 11.7 và thí nghiệm 3, 4,em hãy rút ra tính chất quan trọng của cao su. Kế tên một số ứng dụng của cao su.
+ Tại sao vỏ dây điện làm bằng nhựa hoặc cao su như lõi dây điện làm bằng kim loại?
Ghi nhớ:
- Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường quả bóng sẽ nảy lên và bật ngược trở lại.
- Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay ra, dây cao su bị kéo căng, khi buông tay ra thì dây co lại nhanh chóng
- Tính chất quan trọng
của cao su và ứng dụng của cao su:
+ Cao su có tính đàn hồi tốt, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh (tuy nhiên nếu nhiệt quá cao sẽ làm cao su chảy ra và mất tính đàn hồi), cách nhiệt, cách điện, ít bị ăn mòn, không tan trong nước, tan được trong xăng dầu
+ Cao su được sử dụng đề làm săm, lốp xe, quả bóng cao su, dây kéo co giãn tập
thế thao, dây chun (dây thun) cột đồ, các chỉ tiết của đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
- Vỏ dây điện cần làm bằng vật liệu cách điện (nhựa, cao su) để an toàn khi sử
dụng, lõi đây điện làm bằng vật liệu dẫn điện (đồng, nhôm) để có thể dẫn điện tốt.
7. Tìm hiểu sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo