Giáo án PPT KHTN 6 chân trời Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT- HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT (6 TIẾT)
BÀI 15: CHẤT TINH KHIẾT- HỖN HỢP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ở bài 14, em đã được học các loại lương thực- thực phẩm. Chúng ở dạng tinh khiết hay hỗn hợp? Trong cuộc sống có những sản phẩm ở dạng chất tinh khiết những cũng có nhiều sản phẩm ở dạng hỗ hợp, Vậy thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp? Bài học 15: Chất tinh khiết- hỗn hợp ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và giải thích được những vấn đề đó
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát một số chất trong cuộc sống
+ Em có nhận xét gì về số lượng các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tỉnh. Các chất đó ở thể nào?
+ Đường có vị ngọt, muối ăn có vị mặn, nước sôi ở 100 9C và khí oxygen hoá lỏng ở -183 °C. Theo em, nếu lẫn tạp chất khác thì những tính chất trên có thay đổi không?
Ghi nhớ:
- Chất tinh khiết ( chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.
- Các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tỉnh đều nguyên chất, không lẫn tạp chất. Nước cất ở thể lỏng, oxygen ở thể khí, đường tinh luyện và muối ăn ở thể rắn.
- Nếu lẫn tạp chất thì vị, nhiệt độ sôi và nhiệt độ ngưng tụ của các chất ( đường, nước sôi, khí oxygen hóa lỏng ở -183 °C) sẽ thay đổi.
2. Quan sát một số sản phẩm chứa hỗn hợp các chất
Ghi nhớ:
+ Bột canh có phải là chất tỉnh khiết không? Em hãy liệt kê các thành phần tạo nên bột canh được dùng làm gia vị trong bữa ăn của gia đình em.
+ Nếu có đủ nguyên liệu, em làm thế nào để có bột canh? Nếu bớt một trong các thành phần của bột canh thì vị có thay đổi không? Giải thích.
+ Quan sát hình 15.3, em hãy cho biết nước khoáng thiên nhiên có phải là nước nguyên chất không. Giải thích.
+ Em đã bao giờ xem thợ xây trộn vừa xây dựng chưa? Em hãy tìm hiểu xem cần những vật liệu gì để tạo nên vữa xây dựng.
Ghi nhớ:
Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
- Bột canh không phải là chất tinh khiết. Bột canh có thành phấn gốm nhiều chất như: muổi ăn, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu, ...
- Khi trộn lẫn các nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp, ta được bột canh. Nếu bớt một trong các thành phần thì vị của bột canh sẽ thay đổi do mỗi thành phần có tính chất riêng, tạo nên vị đặc trưng.
- Nước khoáng thiên nhiên không phải là nước nguyên chất. Vì ngoài nước, trong thành phần của nước khoáng còn chứa một số chất khoáng khác.
- Những vật liệu cần thiết để tạo nên vữa xây dựng gồm: xỉ măng, cát, nước.
3. Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
+ Từ thí nghiệm 1, hãy cho biết các chất lỏng có hoà tan trong nhau không?
+ Quan sát hình 15.4, em hãy nhận xét sự phân bố thành phần các chất trong hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất.
+ Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
Ghi nhớ:
* Thí nghiệm 1:
+ Ống nghiệm thứ nhất: Rượu tan được trong nước
+ Ống nghiệm thứ hai: Dầu ăn không tan trong nước, nổi lên trên do nhẹ hơn nước.
* Hình 15.4:
+ Hỗn hợp đồng nhất: các chất phân bố đồng đều trong hồn hợp
+ Hỗn hợp không đồng nhất: các chất phân bố không đống đều trong hồn hợp.
+ Hỗn hợp đồng nhất: nước đường, nước muối, ...
+ Hỗn hợp không đồng nhất: sữa đặc và nước, bột mì và nước, ...
* Giải đáp đố em: Vì dầu hoả không tan trong nước, nhẹ hơn nước và nổi lên trên nên khi cho thêm nước vào, phần dầu hoả sẽ được dâng lên phía trên đến khi chạm bắc đèn, làm cho đèn tiếp tục cháy sáng.
4. Thử khả năng hòa tan các chất rắn trong nước
+ Em hãy kể tên một số chất rần tan được trong nước, một số chất rán không tan được trong nước mà em biết.
+ Từ thí nghiệm 2, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 15.1.
Ghi nhớ:
Một số chất rắn tan được trong nước và một số chất rắn không tan được trong nước. Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau
* Thí nghiệm 2:
+ Chất rắn tan được trong nước: muối ăn, đường, mi chính (bột ngọt), phân bón hoá học, ...
+ Chất rắn không tan được trong nước: sắt, cát, đá vôi, bột mì, ...
5. Tiến hành thí nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
+ Tiến hành thí nghiệm 3 và hoàn thành kết quả theo mâu 15.2
+ Đường ở cốc nào sẽ tan nhanh nhât, chậm nhất? Giải thích?
a) Tại sao đun nóng dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn?
b) Tại sao nghiền nhỏ chất rần lại làm chất rần tan nhanh hơn?
c) Tại sao khuấy đều dụng dịch lại làm chất rần tan nhanh hơn?
Ghi nhớ:
* Thí nghiệm 2:
- HS tự hoàn thành bảng 15.2
+ Cốc 1 tan chậm nhất vì sử dụng đường với kích thước lớn và nước lạnh nên khó hoà tan.
+ Cốc 5 tan nhanh nhất vì sử dụng đường nghiền nhỏ, được khuấy đều trong nước nóng nên dễ hoà tan.
a. Ở nhiệt độ cao, các hạt chất của nước chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn
b. Khi nghiền nhỏ chất rắn sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt giữa chất rắn với các hạt chất của nước, khiến chất rắn được hoà tan nhanh hơn.
c. Khi khuấy đều dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn là do vì khi khấy đều sẽ tạo ra sự tiếp xúc liên tục giữa chất rắn và các hạt chất của nước,khiến quá trình hòa tan chất rắn xảy ra nhanh hơn
6. Quan sát khi rót nước ngọt đóng chai
+ Khi em mở nắp chai nước ngọt để rót vào cốc (hình 15.7) thì thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng “xì xèo" ở miệng cốc. Em hãy giải thích hiện tượng này.
Ghi nhớ:
Một sốc chất khí có thể tan trong nước. Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau
Hòa tan một số khí vào nước. Khi hydrogen chloride, ammonia tan tốt trong nước, khí carbon dioxide, nitrogen gần như không tan trong nước
7. Phân biệt dung dịch- dung môi- chất tan
+ Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết dầu ăn và ethanol, chất nào tan hoàn toàn trong nước. Hỗn hợp thu được là đồng nhất hay không đồng nhất?
+ Ở thí nghiệm 2, những chất rắn tan trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?
+ Dựa vào hình 15.8, em hãy mô tả quá trình tạo ra dung dịch đường.
+ Em hãy lấy ví dụ chất tan trong dụng môi này mà không tan trong dụng môi khác.
Ghi nhớ:
* Ở thí nghiệm 1:
+ Ethanol tan hoàn toàn trong nước, tạo ra hỗn hợp đồng nhất.
+ Dầu ăn không tan trong nước, tạo ra hỗn hợp không đồng nhất.
* Ở thí nghiệm 2:
Khi hoà tan các chất rần trong nước, ta sẽ thu được hỗn hợp đồng nhất.
* Hình 15.8:
Khi cho đường vào nước và khuấy đều, các hạt đường sẽ tan và phân bố đều vào nước, tạo thành hỏn hợp đồng nhất gọi là dung dịch đường.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo