Giáo án TNXH 3 chân trời bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời (tiết 1)

Giáo án bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời (tiết 1) sách tự nhiên xã hội 3 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tự nhiên xã hội 3 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án TNXH 3 chân trời bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời (tiết 1)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 28: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ và nói được vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời trên sơ đồ, tranh ảnh.
  • Nêu được Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời; chỉ và nói được chiều chuyển động của Trái đất trên sơ đồ, mô hình.
  • Giải thích được hiện tượng ngày đêm.
  • Nêu được Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất và chỉ được chiều chuyển động của Mặt trăng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tự nhiên và xã hội.
  • Năng lực tự nhiên và xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên và xã hội: chỉ và nói được vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời. Nhận biết Trái đất chuyển động. Nhận biết chuyển động của Mặt trăng.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vẽ, làm mô hình hệ Mặt trời bằng đất nặn. Thực hành thí nghiệm tìm hiểu nguyên nhân ngày đêm.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
  • Trách nhiệm: có ý thức tìm hiểu về hệ Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Sơ đồ hệ Mặt trời như trong Bài 28 SGK.
  • Một số hình ảnh, video clip về hệ Mặt trời, Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất.
  • Đất nặn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tự nhiên và xã hội 3 CTST.
  • Vở Bài tập Tự nhiên và xã hội 3 CTST.
  • Một số hình ảnh về Trái đất trong hệ Mặt trời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để HS tìm hiểu hệ Mặt trời và Trái đất trong hệ Mặt trời.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS quan sát hình ảnh về các hành tinh trong hệ Mặt trời và đặt câu hỏi: Em biết những hành tinh nào trong hệ Mặt trời?

 

 

 

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hệ Mặt trời có Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm. Các thiên thể khác là hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi và bụi quay quanh Mặt trời. 8 hành tinh thuộc hệ Mặt trời bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Trái đất – hành tinh xanh của chúng ta cũng là một hành tinh trong hệ Mặt trời. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng vào Bài 28 – Trái đất trong hệ Mặt trời (Tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu sơ đồ hệ Mặt trời.

a. Mục tiêu: HS chỉ và nói được vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời trên sơ đồ.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1 SGK tr.116, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt trời?

+ Từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ mấy?

+ Chỉ trên hình và nói với bạn bè về vị trí của Trái đất so với Mặt trời và các hành tinh khác.

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận:

+ Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời.

+ Có 8 hành tinh quay quanh Mặt trời: Thủy tinh, Kim Tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Hoạt động 2: Vẽ hoặc làm mô hình hệ Mặt trời bằng đất nặn

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và củng cố kiến thức cho HS về các hành tinh trong hệ Mặt trời.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát sơ đồ hệ Mặt trời và vẽ lại sơ đồ trên giấy, tô màu.

- GV gợi ý cho HS:

+ Tô Mặt trời màu vàng, Trái đất màu xanh dương, xanh lá.

+ GV hướng dẫn HS có thể dùng đất nặn để làm mô hình Mặt trời và các hành tinh.

- GV lưu ý HS: Chú ý đến kích thước tương đối của Mặt trời và các hành tinh cũng như vị trí của các hành tinh khi vẽ hoặc nặn đất.

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm của mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận: Có 8 hành tinh trong hệ Mặt trời. Trái đất là một trong các hành tinh này. Các hành tinh quay xung quanh Mặt trời.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Những hành tinh trong hệ Mặt trời: Sao Thủy, Sao Kim, Trái đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, Mặt trời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát Hình 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời.

+ Từ Mặt Trời ra xa đần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.

+ Vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác: Trái Đất xa Mặt Trời hơn so với Thủy tinh và Kim tinh nhưng lại gần Mặt Trời hơn so với Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát sơ đồ.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay