Giáo án và PPT công nghệ 12 lâm nghiệp thủy sản Cánh diều bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến. Thuộc chương trình Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT công nghệ 12 lâm nghiệp - thuỷ sản Cánh diều
CHỦ ĐỀ 8: CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN
BÀI 18: KĨ THUẬT NUÔI MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN PHỔ BIẾN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
- Kể tên một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
- Cần làm gì để tăng sản lượng các loài thủy sản này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
- Hãy nêu những yêu cầu của lồng nuôi rô phi.
- Nên lựa chọn cá rô phi giống có những đặc điểm gì? Nêu cách thả giống.
- Nêu cách thức quản lí, chăm sóc cá rô phi nuôi lồng.
- Thời điểm nào thu hoạch cá là phù hợp. Có thể thu hoạch cá bằng những phương pháp nào?
Sản phẩm dự kiến:
1.1 Chuẩn bị lồng nuôi
a. Kích thước lồng nuôi và nguyên liệu làm lồng
- Hình thức:
+ Khung hình vuông: kích thước 3 m × 3m × 3m
+ Khung chữ nhật: kích thước 6m × 3m × 3m
+ Khung hình tròn: đường kính từ 8 đến 16 m
- Thành phần:
+ Khung lồng: quyết định số lượng phao
+ Lưới lồng: dệt bằng sợi PE không co rút. Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả.
+ Neo: neo chắc chắn vào bờ, núi đá hoặc các khối bê tông chìm dưới nước.
b. Vị trí đặt lồng
- Lồng được đặt trong vùng đã được quy hoạch. Lồng được bố trí trên sông thành từng cụm, mỗi cụm từ 10 đến 15 lồng, khoảng cách giữa các cụm cách nhau từ 200 đến 300m, bố trí theo hình chữ Z để nước lưu thông dễ dàng và tránh dồn ứ các chất thải.
- Lồng được đặt ở nơi thông thoáng, có dòng chảy nhẹ.
1.2 Lựa chọn và thả giống
- Nên chọn mua cá rô phi giống từ các cơ sở tin cậy, có chất lượng đảm bảo. Cá giống phải khoẻ mạnh, không dị hình, không xây sát, kích cỡ đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn. Nên chọn cá giống có kích thước từ 8 đến 12 cm (từ 15 đến 20 g/con). Thả cá với mật độ từ 40 đến 50 con/m3. Tiến hành thả cá vào thời điểm mát trong ngày để tránh hiện tượng cá bị sốc nhiệt. Thời gian thả giống tốt nhất là vào tháng 4 đến tháng 6.
1.3 Quản lí, chăm sóc
- Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước. Số lượng và chất lượng thức ăn phải được điều chỉnh theo kích cỡ cá. Thức ăn được chia đều làm 2 lần ăn trong một ngày: buổi sáng (8 giờ) và chiều (16 giờ).
1.4 Thu hoạch
- Thời điểm cần thu hoạch cá khi đảm bảo:
+ Thời gian nuôi: 4 đến 5 tháng
+ Khối lượng cá thương phẩm: từ 500 g/con đến 700 g/con.
- Cách thu hoạch cá:
Phương pháp thu hoạch | Cách tiến hành |
Thu hoạch toàn bộ | + Dùng lưới hoặc đăng để bắt hết cá trong ao. + Phân loại cá theo kích thước và chất lượng. + Sử dụng phương pháp vận chuyển phù hợp để đảm bảo cá sống khỏe mạnh. |
Thu hoạch tỉa | + Dùng lưới hoặc đăng để bắt những con cá đạt kích thước thương phẩm. + Giữ lại những con cá nhỏ để nuôi tiếp. + Thu hoạch tỉa nhiều lần trong vụ nuôi. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
GV đưa ra câu hỏi:
- Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng gồm những công đoạn nào?
- Hãy nêu tên và yêu cầu về kĩ thuật của các hạng mục ao trong trại nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Nên lựa chọn tôm giống như thế nào? Nêu cách thả tôm giống.
- Quản lí, chăm sóc tôm thẻ chân trắng như thế nào trong các giai đoạn nuôi?
- Nêu cách thu hoạch tôm thẻ chân trắng.
Sản phẩm dự kiến:
2.1 Chuẩn bị
Tên và yêu cầu về kĩ thuật của các hạng mục ao trong trại nuôi tôm thẻ chân trắng:
Tên hạng mục | Yêu cầu |
- Ao lắng thô - Ao lắng tinh - Ao gièo - Ao nuôi - Mương cấp nước - Mương xả nước - Khu chứa nước thải - Các công trình phụ trợ | - Ao nuôi cần có rốn siphon ở giữa - Ao được lót bạt toàn bộ - Mực nước tăng dần theo kích cỡ tôm. - Có hệ thống sục khí đáy - Máy quạt nước bố trí đối xứng tạo xoáy gom các chất thải vào hố siphon. |
2.2 Lựa chọn và thả giống
* Cách lựa chọn tôm giống:
- Tôm giống đã được kiểm dịch, khoẻ mạnh và đạt tiêu chuẩn từ PL12 (9 đến 11 mm) trở lên.
- Mật độ thả:
+ Giai đoạn 1: từ 2.000 đến 4000 con/m²
+ Giai đoạn 2: từ 350 đến 800 con/m²
+ Giai đoạn 3: từ 150 đến 250 con/m²
* Cách thả tôm giống:
- Thời gian: lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.
- Ngâm các bao tôm giống xuống ao ương trong thời gian từ 15 đến 20 phút trước khi thả để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài túi vận chuyển.
- Mở túi cho tôm giống bơi từ từ ra ngoài.
- Mùa vụ thả:
+ Ở miền Bắc: khi mùa lạnh kết thúc (tháng 4).
+ Ở miền Nam: quanh năm nhưng tốt nhất là tránh các tháng mưa nhiều.
2.3 Quản lí chăm sóc
Quản lí, chăm sóc tôm thẻ chân trắng trong các giai đoạn nuôi:
- Lượng thức ăn cho ăn dựa vào điều kiện thời tiết, tình trạng bắt mồi của tôm.
- Sau 25 ngày, nếu đạt 1 500 đến 2.000 con/kg thì chuyển giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2 và 3: bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, khoáng, vitamin.
2.4 Thu hoạch
Cách thu hoạch tôm thẻ chân trắng:
Biện pháp | Cách thực hiện |
Thu hoạch toàn bộ | + Dùng lưới hoặc đăng để bắt hết cá trong ao. + Phân loại cá theo kích thước và chất lượng. +Sử dụng phương pháp vận chuyển phù hợp để đảm bảo cá sống khỏe mạnh. |
Thu hoạch tỉa | + Dùng lưới hoặc đăng để bắt những con cá đạt kích thước thương phẩm. + Giữ lại những con cá nhỏ để nuôi tiếp. + Thu hoạch tỉa nhiều lần trong vụ nuôi. |
…………………………………………
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Kích thước của lồng nuôi cá rô phi hình vuông là bao nhiêu?
A. 3m × 3m × 3m
B. 6m × 3m × 3m
C. 8m × 16m
D. 2m × 2m × 2m
Câu 2: Chất liệu lưới lồng nuôi cá rô phi được làm từ loại sợi nào?
A. Sợi nylon
B. Sợi PE không co rút
C. Sợi cotton
D. Sợi kim loại
Câu 3: Thời gian tốt nhất để thả cá rô phi giống là vào khoảng thời gian nào?
A. Tháng 1 đến tháng 3
B. Tháng 4 đến tháng 6
C. Tháng 7 đến tháng 9
D. Tháng 10 đến tháng 12
Câu 4: Mật độ thả cá rô phi giống trong lồng nuôi là bao nhiêu con/m³?
A. 20 đến 30 con/m³
B. 30 đến 40 con/m³
C. 40 đến 50 con/m³
D. 50 đến 60 con/m³
Câu 5: Thức ăn cho cá rô phi nên được chia thành bao nhiêu lần ăn trong một ngày?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | B | B | C | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Giả sử em có 10 lồng nuôi cá với kích thước mỗi lồng là 3 m x 3 m x 3 m, phần lồng nổi trên mặt nước là 0,5 m. Nếu thả cá rô phi đơn tính với mật độ 50 con/m3 thì cần bao nhiêu con giống?
Câu 2: Khi gặp các trường hợp dưới đây, người nuôi tôm cần phải làm gì?
1. Độ pH của nước nuôi quá cao.
2. Lượng oxygen trong nước quá thấp.
3. Lượng NH3 trong nước quá cao.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT công nghệ 12 lâm nghiệp - thuỷ sản Cánh diều
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 12 KẾT NỐI TRI THỨC
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 12 CÁNH DIỀU
Công nghệ lâm nghiệp - thủy sản: