Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: “Anh bạn” của tác giả văn bản Bản tin về hoa anh đào là kí giả ở địa danh nào?
A. Đà Nẵng
B. Đà Lạt
C. Nha Trang
D. Thừa Thiên - Huế
Câu 2: Điền từ thích hợp để hoàn thành câu: Những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà văn về cuộc đời được đánh thức từ chính … phong phú đó.
A. cuộc sống
B. thế giới nhân sinh
C. thế giới nội tâm
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 3: “Sự bất thường của Trái Đất” trong văn bản Thủy tiên tháng Một là cụm từ do ai đặt ra?
A. Giuyn Véc-nơ
B. Hân-tơ Lo-vin
C. En-đi Uya
D. Đa-ni-en Gốt-li-ép
Câu 4: Đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản bao nhiêu tập thơ, tập văn xuôi, tập sách dịch?
A. 7 tập thơ, 16 tập văn xuôi, 4 tập sách dịch
B. 8 tập thơ, 15 tập văn xuôi, 3 tập sách dịch
C. 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi, 5 tập sách dịch
D. 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi, 3 tập sách dịch
Câu 5: Theo người dân Lô Lô, vì sao không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” theo định kì?
A. Mong cho mưa thuận gió hòa
B. Mong cho cây lúa tốt tươi
C. Mong cho thuận buồm xuôi gó
D. Để không còn những bụi bặm, đen đủi, tà ma quấy phá
Câu 6: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", hiện tượng thời tiết hiện nay đang diễn ra cực đoan như thế nào?
A. Ở Việt Nam, thời tiết nóng lên dần, nhiệt độ tăng cao khiến nhiều con sống khô cạn.
B. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng thời tiết biến đổi khiến nhiệt độ lạnh dần, cây cối khó sinh trưởng.
C. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.
D. Ở Bắc cực băng tan nhiều.
Câu 7: Nội dung phần 3 trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?
A. Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.
B. Ý nghĩa của phong tục.
C. Giới thiệu người Lô Lô.
D. Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng.
Câu 8: Giải nghĩa từ "kí giả" trong bài "Bản tin về hoa anh đào".
A. người viết văn
B. người viết báo, nhà báo
C. người sáng tác thơ
D. người sáng tác âm nhạc
Câu 9: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?
A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.
Câu 10: Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô", tác giả giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô như thế nào?
A. miêu tả lại chi tiết diễn biến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ tế thần kết thúc.
B. miêu tả lại chi tiết lúc lễ rửa làng kết thúc.
C. miêu tả hoạt động vui chơi trong buổi lễ.
D. miêu tả lại chi tiết diễn biến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.
Câu 11: Theo em, cần có thêm cước chú cho từ ngữ, nội dung nào có trong văn bản "Thủy tiên tháng Một"?
A. cần có thêm cước chú cho tên của Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins).
B. cần có thêm cước chú cho tên của Giôn Hô-đơ-rơn (John Holdren).
C. cần có thêm cước chú cho tên của những người được tác giả đề cập đến trong bài: Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins), Giôn Hô-đơ-rơn (John Holdren).
D. không cần thêm.
Câu 12: Đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là gì?
A. Đưa ra các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
B. cung cấp đúng sự thật đối với toàn bộ thông tin, trong văn bản không mang tính chất hư cấu như văn nghị luận, miêu tả, tự sự,…
C. trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
D. Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Câu 13: Vì sao nhà văn Nguyễn Quang Thiều khẳng định rằng "tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non"?
A. vì lũ chim non là do bọn trẻ nuôi.
B. vì lũ chim non là bạn của bọn trẻ.
C. vì lũ chim non là điều bọn trẻ quan tâm nhất lúc đó, lũ trẻ đã nói về bầy chim chìa vôi non ở ngoài bãi sông, nên trong đêm mưa, lũ trẻ sẽ lo nghĩ cho bầy chim.
D. Vì bọn trẻ luôn muốn bắt lũ chim non.
Câu 14: Nghĩa của từ Hán Việt "Viễn du" là gì?
A. núi sông
B. đất nước, non sông
C. người đốn củi
D. đi chơi ở phương xa
Câu 15: Vì sao cần có thêm cước chú cho Hunter Lovins, John Holdren trong văn bản "Thủy tiên tháng Một"?
A. Vì tất cả người đọc nào cũng biết những người được nhắc đến đó là ai.
B. Vì thích.
C. Vì nó làm bố cục đẹp hơn.
D. Vì không phải bất cứ người đọc nào cũng biết những người được nhắc đến đó là ai.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................