Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Thuộc chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 1.3. VĂN BẢN THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy kể tên một số tác giả văn học tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn chống Mỹ cứu nước và thời kì Đổi mới.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu tác giả

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

  • Đọc và tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Minh Châu.

  • Tìm hiểu phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu.

  • Kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Sản phẩm dự kiến:

a. Tiểu sử

- Nguyễn Minh Châu: (1930 – 1989)

- Quê quán: làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

b. Sự nghiệp văn chương

- Sau năm 1975, ông đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. 

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông gồm có: Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài xa.

c. Phong cách sáng tác

- Phong cách sáng tác của ông luôn có sự kết hợp giữa chất triết lí và trữ tình, thể hiện qua cách khai thác tình huống truyện, miêu tả nội tâm nhân vật.

Hoạt động 2. Văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”

HS trao đổi trả lời câu hỏi:

  • Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

  • Xác định bố cục và nêu nội dung chính từng phần của văn bản Chiếc thuyền ngoài xa.

  • Tìm hiểu nhan đề và tóm tắt tác phẩm.

Sản phẩm dự kiến:

a. Xuất xứ

+ Chiếc thuyền ngoài xa rút trong tập truyện ngắn cùng tên được xuất bản năm 1987.

b.Bố cục

- Có thể chia thành 3 phần như sau:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến “thuyền lưới vó đã biến mất”: Nghệ sĩ Phùng phát hiện ra hai phát hiện lớn lao.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”: Câu chuyện đầy đáng thương của  người đàn bà trong làng chài nhỏ.

+ Phần 3: còn lại: Những suy tư, cảm nhận của nhân vật Phùng về bức ảnh lịch năm ấy.

  1. Nhan đề

Nhan đề: Chiếc thuyền ngoài xa.

+ Nhan đề gợi ra câu chuyện với góc nhìn từ xa. Ngỡ đâu chỉ là một bức tranh phong cảnh đơn giản song lại chứa đựng rất nhiều triết lí về cuộc đời.

+ Đằng sau “tác phẩm” nghệ thuật ấy là những bộn bề, ngổn ngang của cuộc đời mà nếu ta không đi sâu vào khám phá ta sẽ không bao giờ hiểu được.

+ Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời. Nghệ thuật không phải thứ gì xa xôi mà phải phản ánh được đời sống, gắn chặt với đời sống.

  1. Tóm tắt

Phùng - nhân vật chính của truyện là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo lời trưởng phòng, anh đi về một vùng biển miền Trung để thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới. Tại đây, Phùng đã bắt gặp một hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp hiếm có. Đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ẩn hiện. Phùng đã có được một cảnh mà anh cho rằng rất "đắt giá". Thế nhưng, khi con thuyền ấy cập bến thì trước mặt Phùng lại là một hiện thực đáng buồn, người chồng vũ phu đang đánh vợ, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ nên đánh lại cha của nó. Trước sự việc như vậy, Phùng thấy bất bình và tiến đến ngăn cản. Không may, Phùng bị người đàn ông đó đánh đến bị thương. Bạn cũ của Phùng - Đẩu - đã mời người đàn bà ấy đến chánh án huyện nhưng chị ta không nghe theo lời khuyên của Phùng mà vẫn sống với chồng. Người đàn bà kể cho mọi người câu chuyện của mình và lí do không thể bỏ chồng. Phùng rời đi, tuy đã có bộ ảnh ưng ý nhưng anh luôn nhìn thấy đâu đó trong ảnh là người đàn bà đang bị chồng đánh đập.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

Hoạt động 1: Ngôi kể và điểm nhìn trong Muối của rừng 

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi:

  • Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

  • Nêu điểm nhìn của người kể chuyện và ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này.

Sản phẩm dự kiến:

  1. Ngôi kể và điểm nhìn

  • Ngôi kể: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.

  • Điểm nhìn: Chủ yếu là của nhân vật Phùng – một người nhiếp ảnh gia về vùng biển để phục vụ cho việc ra đời ấn phẩm lịch cuối năm. 

  1. Ý nghĩa

  • Việc lựa chọn điểm nhìn là nhân vật Phùng người chứng kiến toàn bộ sự việc khiến cho câu chuyện của người đàn bà trở nên chân thực và sinh động hơn. Ở đó độc giả có thể thông qua Phùng hiểu hơn về những khía cạnh của cuộc sống, về hoàn cảnh cũng như nỗi niềm của người đàn bà.

Cũng từ việc lựa chọn điểm nhìn, ngôi kể là Phùng mà tác giả đã gửi gắm những quan điểm về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống.

Hoạt động 2: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài 

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận:

  • Nêu đặc điểm ngoại hình và tính cách của nhân vật người đàn bà hàng chài.

  • Phân tích tính đa diện trong tính cách của người đàn bà hàng chài

  • Tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu có điểm gì đặc sắc? Qua đó nêu chủ đề của tác phẩm.

Sản phẩm dự kiến:

  1. Ngoại hình

  • Ngoài 40 tuổi, ngoại hình xấu xí, mặt rỗ, thô kệch điển hình của người dân lao động.

  • Hoàn cảnh: Bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn cam chịu.

  1. Tính cách

+ Người đàn bà làng chài đã có sự “biến đổi” về tính cách rõ rệt. Khi lên gặp quý tòa và khi tâm sự với Đẩu.

  • Khi lên gặp quý tòa:

+ Thái độ: rón rén, cố thu người lại.

+ Lời nói: Van xin “quý tòa… đừng bắt con bỏ nó”.

=> Mặc dù sống trong cảnh bạo lực triền miên thế nhưng trong tâm thức của người phụ nữ ấy chưa bao giờ thị có ý định bỏ chồng. Thậm chí thị còn cố hạ mình để giữ gìn cái gianh đình mà thị đang có. Có thể sẽ có rất nhiều người cảm thấy thị thật “cam chịu” thật “đớn hèn” nhưng thị chấp nhận quyết định đó của mình.

* Lời giải thích cho sự chịu đựng không thể bỏ chồng

+ Các chú không hiểu người làm ăn…

+ Do sinh con nhiều, trên thuyền lại chật….

+ Cần người đàn ông trên thuyền….

+ Cũng có khi biển động sóng to….

+ Phải sống cho con chứ không thể cho mình...

+ Cuộc sống cũng có lúc hạnh phúc được nhìn các con ăn no…

  • Ở đây ta thấy có một sự biến đổi trong cách xưng hô cũng như giọng điệu của người đàn bà làng chài. Từ khúm núm, van xin sang dõng dạc, mạch lạc để “giảng” cho Phùng và Đẩu về thế nào là giá trị của hạnh phúc. Từ “con” với “quý tòa” sang “chị” và “các chú”.

  • Người đàn thất học nhưng lại rất hiểu về lí lẽ cuộc đời. Giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha, nhân hậu đồng thời có cái nhìn cuộc đời vô cùng sâu sắc. Ta thấy thấp thoáng đâu đó có hình bóng của người phụ nữ Việt Nam.

Từ đó có thể thấy cuộc sống không hề đơn giản, người nghệ sĩ cũng không nên dễ dãi hay đơn giản khi nhìn sự vật hiện tượng đời sống.

Hoạt động 3: Phân tích sự biến đổi về cảm nhận của nhân vật Phùng

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Nhân vật Phùng đã có sự thay đổi như thế nào trong suy nghĩ và cảm nhận về gia đình người đàn bà hàng chài?

Sản phẩm dự kiến:

a. Phùng trước khi có cuộc nói chuyện với người đàn bà

- Phùng xuất phát điểm là một người lính chính vì thế nên anh căm ghét những điều bất công, sự áp bức trong cuộc sống. Sẵn sàng làm mọi điều để đòi lại công bằng.

- Khi phát hiện bức tranh toàn bích của con thuyền trước bình minh, anh xúc động mạnh mẽ: “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”; “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”…

- Nhưng khi phát hiện sự thật sau vẻ đẹp tưởng như “toàn bích” đó anh đã không giữ nổi sự bình tĩnh, sự tức giận khi thấy vẻ mặt xấu xí của nó: “Tất cả xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mất phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất và nhào tới”.

=> Phùng xót xa, cay đắng khi nhận ra những ngang trái của hiện thực và đời sống.

b. Diễn biến tâm trạng của Phùng khi có cuộc nói chuyện với người đàn bà hàng chài

- Sau khi nghe cuộc nói chuyện của người đàn bà hàng chài với Đẩu sau đó là bản thân mình, Phùng đã có những biến chuyển về tâm lí. 

- Phùng cảm thấy cảm phục và cảm thông với người đàn bà ấy. Thì ra mụ không phải ngu si và hèn nhát đến mức cam chịu mà tất cả những gì mụ làm đều là vì gia đình, vì con cái của mình.

 

=> Nhân vật Phùng chợt nhận ra được mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực đời sống. Không nên chỉ phán đoán và nhìn cuộc sống từ một phía mà nên nhiều phía để có được cái nhìn chân thực và khách quan.

III. TỔNG KẾT

Hoạt động 1: Nghệ thuật

GV đặt câu hỏi tổng kết phần nghệ thuật:

  • Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại và giọng điệu được sử dụng trong văn bản.

  • Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Sản phẩm dự kiến:

Xây dựng tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn người đọc. 

+ Cốt truyện hấp dẫn khắc họa nhân vật rõ nét.

+ Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Hoạt động 2: Nội dung

GV đặt câu hỏi tổng kết nội dung: Nêu giá trị nội dung của văn bản Chiếc thuyền ngoài xa.

Sản phẩm dự kiến:

+ Chiếc thuyền ngoài xa mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ, nhìn nhận về cuộc sống và con người. Không nên đánh giá sự việc chỉ bằng cái bề ngoài mà hãy nhìn sâu vào bên trong.

+ Bên cạnh đó còn đặt ra những vấn đề về nghệ thuật với đời sống. Nghệ thuật không phải là điều phù phiếm mà phải phản ánh được thực tế của cuộc sống. Nghệ sĩ không tách rời hiện thực đó mới là nghệ sĩ chân chính.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy chỉ ra ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

Câu 2: Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm với các nhân vật khác trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Sự tương phản trong chân dung của nhân vật mẹ và con gái đã gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 2: Việc lựa chọn cách sống của người đàn bà hàng chài cho thấy điều gì về tính cách và con người ấy? Trình bày quan điểm của em về sự lựa chọn đó.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận đủ giáo án kì 1
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • Sau đó, cập nhật liên tục để 30/10 có đủ kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ gửi trước 450k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word: đủ kì I
  • Giáo án powerpoint: 1/2 kì I
  • Mẫu đề thi ma trận và 1 số đề thi giữa học kì I
  • 15 - 20 phiếu trắc nghiệm, bài tập

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 
 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay