Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu). Thuộc chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều

TIẾT    : VĂN BẢN LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

A. KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi mở đầu

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu chung

Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả Phan Bội Châu.

Kết luận:

-Phan Bội Châu (1867-1940).

- Quê quán: xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Phong cách nghệ thuật: Văn chương ông mang đậm tính dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước. Tác phẩm văn học là một vũ khí để tuyên truyền, cổ động tinh thần toàn dân, phát triển cách mạng.

Sự nghiệp và tác phẩm chính

- Tác phẩm của ông bao gồm có: “Việt Nam vong quốc sử”, “Hải ngoại huyết thư”, “Ngục trung thư”, “Trùng Quang tâm sử”, “Phan Sào Nam văn tập”, “Phan Bội Châu niên biểu”…

2.Tìm hiểu tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương”

+ Trình bày hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương.

+ So sánh phần phiên âm, dịch nghĩa với phần dịch thơ để thấy được những điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch so với nguyên tác, từ đó hiểu sâu hơn bài thơ?

Kết luận:

Hoàn cảnh sáng tác

Phong trào Cần Vương thất bại, con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo không còn đúng đắn. Trước tình thế đó, một số nhà Nho, đi đầu là Phan Bội Châu đã tìm con đường cứu nước mới theo lối dân chủ Tư sản. Năm 1905, ông quyết định sang Nhật Bản để tìm ra con đường cứu nước, nhân dịp đó, ông đã viết nên bài thơ này.

So sánh bản phiên âm, dịch nghĩa với dịch thơ

* Giống: Hầu hết các câu đều có sự đồng nhất giữa phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Cụ thể ở một số câu sau :

+ Câu 2: “Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”, dịch nghĩa là “Lẽ nào để trời đất tự xoay vần”, phần dịch thơ cũng mang nghĩa sát so với phiên âm và dịch nghĩa “Há để càn khôn tự chuyển dời”.

+  Câu 3 : “Ư bách niên trung tu hữu ngã”, dịch nghĩa “Trong khoảng năm trăm năm này phải có ta”, phần dịch thơ mang ý nghĩa rất sát “trong khoảng năm trăm năm cần có tớ”. Tuy âm hưởng phần dịch thơ không vang dội bằng phần dịch nghĩa và phiên âm, tuy nhiên vẫn diễn tả được đầy đủ ý nghĩa.

* Khác :

+ Câu 6: Trong bản nguyên tác là "Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!" Tác giả chưa đến mức phủ nhận tất cả giáo lý nho gia nhưng cho thấy một quan điển rõ ràng rằng sách vở, đạo đức nho gia đã từng là cơ sở lý luận cho nền phong kiến Việt Nam, giờ đây đã không còn có thể giúp ích được cho ta trong buổi nước mất nhà tan. Ngược lại, nếu cứ giữ nguyên tư tưởng trung quân thì chỉ làm mình ngu thêm mà thôi. Tuy nhiên trong bản dịch thơ tác giả chỉ nêu được rằng "học cũng hoài” mới chỉ nêu được sự phủ định của Phan Bội Châu với Nho học chứ chưa làm nổi bật lên khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.

+ Câu 8: Trong nguyên tác câu thơ này là "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" những hình tượng vừa kì vĩ, lớn lao vừa lãng mạn. Như hòa nhập với con người trong tư thế cùng bay lên, thể hiện chất sử thi cuộn trào trong từng câu chữ. Câu này được dịch thành thơ "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi" chưa thể hiện được khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác nhưng cũng có thể hiện được sự thích thú của nhân vật trữ tình trước những khó khăn.

3. Khám phá văn bản

a. Phân tích nhân vật trữ tình trong tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

- Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề? 

- Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận (ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...).

- Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?

- Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

Kết luận:

+ Chí làm trai là không được tầm thường, cần phải phấn đấu lập công danh, lưu danh tên tuổi. Bên cạnh đó, người nam nhân cần phải mạnh mẽ, ý chí quyết đoán, vận mệnh của bản thân phải do chính bản thân mình nắm giữ, thậm chí còn thay đổi “càn khôn”. 

+ Chính là sự biến động của thời cuộc, giặc Pháp xâm lược và chế độ phong kiến đổ nát, khiến đất nước lầm than, nhiễu loạn. Là một người nam nhân không thể chỉ đứng yên bất lực, lẩn tránh mà cần hành động tìm giải pháp.

- Ý thức về cái tôi: ý thức được về vị trí, vai trò của mình trong cuộc đời, trong lịch sử. Trong cuộc đời phải nhận thức trách nhiệm bản thân, ý thức cá nhân về nghĩa vụ của một nam nhân và cũng là của một công dân đối với đất nước bị ngoại xâm.

- Quan niệm về vinh nhục: Trong một trăm năm hữu hạn ấy, người nam nhi phải thực hiện được chí làm trai và cũng trong ngàn năm sau đó phải để lại được tiếng thơm cho đời. Ấy là vinh, một nam nhi nhưng khi đất nước bị xâm chiếm lại lẩn tránh, bất lực, chỉ biết xót thân mà không có hành động thiết thực, cuộc đời để số phận quyết định thì đó là nhục.

- Từ bỏ cái lỗi thời, hướng tới cái tiên tiến, đổi mới. Sách Thánh Hiền còn đó nhưng không thể đấu lại súng đạn quân thù. Vì vậy có học cũng không ích gì, cần phải bước ra khuôn khổ tìm kiếm con đường mới. Từ đó có thể thấy một tư tưởng vô cùng tiến bộ của Phan Bội Châu - một nhà Nho vốn đề cao tư tưởng Nho giáo.

- Hai câu kết thể hiện khát vọng lý tưởng của tác giả sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng bạc ra khơi tìm đường làm sống lại “giang sơn đã chết”, tìm cách xoay chuyển càn khôn. Hi vọng đến một vùng đất mới có thể học hỏi được những kiến thức bổ ích mang về phụng sự cho đất nước. Hai câu thơ đã thể hiện lòng quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước trong tác giả.

+ Trong “Lưu biệt khi xuất dương”, nhân vật trữ tình ý thức về cái tôi cá nhân, về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời hay rộng lớn hơn là đối với đất nước. 

+ Nhân vật ý thức được nỗi đau mất nước và những đau xót của một dân tộc bị kìm kẹp, bị áp bức. 

+ Chính bởi vậy, nhân vật trữ tình khát khao tìm ra một con đường giải phóng dân tộc, cũng là cội nguồn để một tư tưởng sâu sắc, tiến bộ ra đời. => Qua đây, có thể thấy nhân vật trữ tình không chỉ là một người có lòng yêu nước vô cùng tận, có chí làm trai mà còn là một nhà Nho thức thời, có cái nhìn tỉnh táo và một lòng quyết tâm mạnh mẽ sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

b.Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm

Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,...

Kết luận:

 Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm

- Hình tượng thiên nhiên:

+ Hình ảnh “con gió lớn” tượng trưng cho làn gió mới, con đường mới ở chân trời hy vọng, tác giả mong muốn có thể học hỏi nhiều điều từ Nhật Bản.

+ Cảnh tượng “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”, mang đến cho người đọc khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên trong ngày người chí sĩ ra đi, thể hiện tầm vóc lớn lao, tâm hồn cao đẹp, kiêu hãnh, hùng tráng của người ra đi nổi bật hẳn lên trên cái nền sóng nước, mây trời.

- Nghệ thuật đối:

+ Hai câu thực: sự đối nhau hài hòa giữa sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Trong một trăm năm hữu hạn ấy, người nam nhi phải thực hiện được chí làm trai và cũng trong ngàn năm sau đó phải để lại được tiếng thơm cho đời

+ Hai câu luận: Sự đối nhau giữa sống và chết, cái tồn tại và không tồn tại. Khi non sông đã chết, sống cũng không ích gì. Sách Thánh Hiền còn đó nhưng không thể đấu lại súng đạn quân thù. Chính sự đối lập này đã thể hiện một tư tưởng vô cùng tiến bộ của Phan Bội Châu - một nhà Nho vốn đề cao tư tưởng Nho giáo.

- Giọng điệu: Giọng thơ nhiệt huyết, lay động này đã tiếp thêm sức mạnh, đã thổi bùng khát khao cho biết bao kẻ sĩ thời ấy có mong muốn thực hiện chí lớn vì sự nghiệp dân tộc của mình.

c. Tổng kết giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm

Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Lưu biệt khi xuất dương.

Kết luận:

Bài thơ thể hiện tấm lòng của một chí sĩ cách mạng mang trong thời kì đất nước bị ngoại xâm. Ông mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, lòng nhiệt huyết cùng với tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, sẵn sàng đương đầu khó khăn, đi đến phương trời mới để tìm ra con đường giải phóng dân tộc.

+ Kết hợp các biện pháp nghệ thuật như nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ, hình tượng thiên nhiên…. Để thể hiện dụng ý nghệ thuật của chủ thể trữ tình. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Đáp án gợi ý:

1. A2. A3. D4. C5. B

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng tại nhà. 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 
 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay