Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

VĂN BẢN THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Nguyễn Minh Châu quê ở đâu?

A. Nghệ An.

B. Thanh Hóa

C. Quảng Bình.

D. Quảng Ngãi.

Câu 2: Năm 1945, Nguyễn Minh Châu tốt nghiệp trường?

A. Đại học Tổng hợp.

B. Đại học Văn hóa.

C. Đại học Kỹ nghệ Huế.

D. Đại học Sư phạm Hà Nội.

Câu 3: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ bao gồm bao nhiêu truyện?

A. 16

B. 18

C. 20

D. 22.

Câu 4: Nguyễn Minh Châu gia nhập quân đội năm bao nhiêu?

A. 1949.

B. 1950.

C. 1951.

D. 1952.

Câu 5: Năm 1962, Nguyễn Minh Châu làm việc tại tạp chí:

A. Văn nghệ Quân đội.

B. Văn nghệ nhân dân.

C. Văn nghệ Văn hóa.

D. Văn nghệ Thời đại.

Câu 6: Năm 1972, Nguyễn Minh Châu trở thành thành viên của:

A. Hội nhà báo Việt Nam.

B. Hội nhà thơ Việt Nam.

C. Hội nhà văn Việt Nam.

D. Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.

Câu 7: Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:

A. Lãng mạn, trữ tình.

B. Tự sự - triết lí đậm nét.

C. Trữ tình chính trị.

D. Đậm đà màu sắc dân tộc.

Câu 8: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Trung Thành?

A. Sau buổi tập.

B. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.

C. Bến quê.

D. Truyện và kí.

Câu 9: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ban đầu được in trong tập:

A. Bến quê.

B. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.

C. Cỏ lau.

D. Chiếc thuyền ngoài xa.

Câu 10: Tập truyện ngắn Bến quê được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1984.

B. 1985.

C. 1986.

D. 1987.

II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)

Câu 1: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách nào của tác giả Nguyễn Minh Châu?

A. Trữ tình – chính trị.

B. Triết lí.

C. Tự sự.

D. Tự sự - triết lí.

Câu 2: Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là:

A. Nhân vật Phùng.

B. Nhân vật Đẩu.

C. Nhân vật người đàn bà.

D. Nhân vật Phát.

Câu 3: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? 

A. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

B. Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

C. Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

D. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Câu 4: Chiếc thuyền ngoài xa kể về:

A. Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

B. Công việc của một người nhiếp ảnh.

C. Cuộc sống của người dân chài ven biển.

D. Cuộc sống của người dân sau năm 1975.

Câu 5: Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng là: 

A. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho.

B. Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn.

C. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.

D. Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật.

Câu 6: Phát hiện thứ hai của nhân vật Phùng là: 

A. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho.

B. Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn đầy nghịch lí.

C. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.

D. Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật.

Câu 7: Thái độ của người nghệ sĩ Phùng khi chứng kiến bức tranh cuộc sống thô bạo, đầy nghịch lí? 

A. Bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào.

B. Trong mấy phút đầu, kinh ngạc đến mức đứng há hốc mồm ra nhìn.

C. Tưởng chính mình vừa khám phá cái chân lí của sự toàn thiện.

D. Thể hiện sự niềm thương xót kèm phẫn nộ trước thái độ của người đàn ông.

Câu 8: Từ câu chuyện về bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh đó, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì? 

A. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận nghệ thuật.

B. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận con người.

C. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người.

D. Bài học đúng đắn về bạo lực gia đình.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Những chi tiết sau miêu tả về nhân vật nào trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:

“Trạc ngoài bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ”

A. Người đàn bà hàng chài.

B. Người chồng.

C. Phùng.

D. Chánh án Đẩu.

Câu 2: Nguyên nhân người đàn bà hàng chài xuất hiện ở tòa án huyện: 

A. Đi theo thằng Phác – con trai mình, tố giác chồng hành hung.

B. Chạy trốn trận đòn của chồng.

C. Đi nộp đơn xin li dị người chồng vũ phu.

D. Theo lời mời của chánh án Đẩu.

Câu 3: Vì sao người đàn bà hàng chài không li dị chồng? 

A. Cần có người đàn ông làm trụ cột cho gia đình, chèo chống khi phong ba, cùng nhau nuôi nấng con cái.

B. Vì còn yêu chồng.

C. Vì không muốn mang tiếng bỏ chồng.

D. Vì không muốn chồng tái hôn với ai.

Câu 4: Tại sao người chồng lại đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?

A. Vì người chồng không muốn các con nhìn thấy.

B. Vì người chồng sợ các con can thiệp.

C. Vì người đàn bà không nỡ để các con chứng kiến cảnh mình bị đánh.

D. Vì người vợ thấy sắp bị đánh nên bỏ trốn lên bờ.

Câu 5: Khi đứng trước tấm ảnh đen trắng, Phùng vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, hình ảnh người đàn bà hàng chài. Qua chi tiết này, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì?

A. Muốn có ảnh đẹp phải dành nhiều thời gian, tâm huyết.

B. Nghệ thuật phải thoát li khỏi đời sống tầm thường.

C. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống.

D. Nghệ thuật bắt đầu từ những cái nhỏ nhất đó là tình yêu.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1:Vì sao người đàn bà lại thường xuyên bị chồng đánh đập?

A. Vì người chồng bản tính độc ác, tàn bạo.

B. Vì quá nghèo khổ nên người chồng trút giận vào người vợ.

C. Vì ngưởi chồng say rượu.

D. Vì người đàn bà không nghe lời chồng.

Câu 2:Việc Nguyễn Minh Châu gọi nhân vật là “người đàn bà” một cách phiếm định có ý nghĩa?

A. Gợi lên sự khốn khổ của nhân vật, đến cái tên chị cũng không có.

B. Chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác trên những miền quê Việt Nam.

C. Khiến nhân vật có ý nghĩa khái quát.

D. Thể hiện sự khinh thường trước thân phận rẻ rúng.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay