Nội dung chính Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều bài 15: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 15: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng sách công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 15: BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

 

  1. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu gồm : 

  • Canh tác
  • Cơ giới và vật lí
  • Sinh học
  • Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh
  • Hóa học

1.1 BIỆN PHÁP CANH TÁC

Mục đích cụ thể của các biện pháp kĩ thuật trong canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng : giúp đất tơi xốp, phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh, giữ chất dinh dưỡng trong đất cho cây trồng. 

1.2 BIỆN PHÁP CƠ GIỚI, VẬT LÍ

Cơ sở khoa học của biện pháp dùng bẫy đèn, bẫy dính để phòng trừ sâu hại: Các loại sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây bị thu hút bởi ánh sáng và màu sắc của bẫy đèn và bẫy dính. Dựa trên cơ sở này người ta đã áp dụng để có thể hạn chế và phòng ngừa sâu bệnh

1.3 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG GIỐNG CHỐNG CHỊU SÂU, BỆNH

Giống chống chịu sâu, bệnh phải có những đặc điểm: cấu trúc gen có hệ thống miễn dịch tốt, hình thái tự nhiên có một số đặc điểm như: gai, lớp biểu bì dày, tiết ra một số chất hóa học xua đuổi sâu bệnh, giai đoạn ra hoa,phát triển không trùng với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của sâu bệnh,..

1.4 BIỆN PHÁP SINH HỌC

Biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu, bệnh hại dựa trên cơ sở khoa học: Sâu bệnh chỉ có thể gây hại được cho cây trồng khi chúng phát triển tích lũy đến số lượng cao vượt quá khả năng chống chịu của cây. Vì vậy, muốn hạn chế tác hại của sâu bệnh có hiệu quả, một mặt phải hạn chế số lượng sâu bệnh phát sinh, mặt khác phải tăng sức chống chịu cho cây

=> sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn dịch hại, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

1.5 BIỆN PHÁP HÓA HỌC

- Phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng và đạt hiệu quả tốt nhất giúp diệt trừ sâu bệnh hại tốt, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Việc phun đều thuốc bảo vệ thực vật giúp tiêu diệt sâu, bệnh hại được hiệu quả và triệt để.

+ Không phun khí trời mưa : làm trôi thuốc, giảm hiệu quả, ô nhiễm môi trường.

+ Không phun ngược chiều gió : bảo vệ an toàn cho người phun thuốc.

=> Kết luận chung: Tùy vào ưu, nhược điểm của từng phương pháp và điều kiện canh tác cụ thể mà lựa chọn biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thích hợp cho từng loại cây trồng.

  1. PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

2.1 KHÁI NIỆM

Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng (IPM) là phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại một cách hợp lí để bảo vệ được cây trồng, vừa giữ được cân bằng sinh thái trong tự nhiên và bảo vệ được môi trường sống.

2.2 NGUYÊN LÍ

Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng :

  1. Trồng cây khỏe
  2. Bảo tồn thiên địch
  3. Thường xuyên thăm đồng ruộng
  4. Nông dân trở thành chuyên gia

=> Kết luận : Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng và tuân thủ nguyên tắc : phòng là chính ; trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Cơ sở khoa học của việc sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu, bệnh hại :

- Chế phẩm vi khuẩn: Tinh thể protein độc gây ngộ độc với một số loài sâu. Sau khi nuốt phải tinh thể protein độc, cơ thể sâu bị tê liệt và bị chết sau 2-4 ngày.

- Chế phẩm virus: Sâu non mẫn cảm với virus, khi nhiễm cơ thể mềm nũn, màu sắc biến đổi và chết.

- Chế phẩm nấm: Nấm túi kí sinh trên nhiều loại sâu bọ và rệp. Khi nhiễm cơ thể trương lên, các hệ cơ quan bị ép vào thành cơ thể sâu bọ, yếu dần rồi chết.

- Khi bảo quản chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu hại cây trồng cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm môi trường thích hợp; Chú ý hạn sử dụng.

=> Kết luận: Ưu tiên sử dụng các chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng để đảm bảo an toàn đối với con người và môi trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay