Nội dung chính Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng sách công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 4: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

1. KHÁI NIỆM ĐẤT TRỒNG

- Khái niệm đất trồng gồm 3 dấu hiệu bán chất: 

  • Vị trí trên vỏ Trái Đất: lớp ngoài cùng tơi xốp.
  • Vai trò: cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm.
  • Nguồn gốc hình thành: do đá biến đổi tạo thành dưới tác động tổng hợp của 5 yếu tố (khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người).

-  Rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt - tầng đất canh tác. Đây là tầng đất cung cấp các điều kiện cần thiết cho cây trồng.

2. THÀNH PHẦN ĐẤT TRỒNG

Thành phần đất trồng

Đặc điểm

Vai trò

Nước

Tồn tại ở các dạng khác nhau (nước liên kết hoá học, nước hấp thụ, hơi nước, nước tự do,...). Cây trồng hấp thụ chủ yếu là nước tự do.

Tham gia cấu tạo nguyên sinh chất của tế bào; hoà tan và vận chuyển các chất trong cây; tham gia vào các quá trình sinh lí, sinh hoá diễn ra ở trong cây; điều hoà nhiệt độ bề mặt lá cây.

Không khí

Tương tự trong khí quyển nhưng ít O2 và nhiều CO2 hơn.

Cung cấp O2 cho rễ cây và hệ sinh vật đất hô hấp; cung cấp N2 cho quá trình cố định đạm trong đất,...

Chất rắn

- Các hạt khoáng là phần cốt lõi và quan trọng nhất của chất rắn, có nguồn gốc chính là từ đá mẹ và mẫu chất.

- Chất hữu cơ, có nguồn gốc từ xác sinh vật.

- Quyết định các tính chất của đất, chứa các chất khoáng cần thiết cho cây trồng như N, p, K và các chất dinh dưỡng khác.

- Quyết định các tính chất và độ phì của đất.

Sinh vật

Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong đất.

Dưới tác động của vi sinh vật, chất hữu cơ biến đổi thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và hình thành hợp chất mùn cho đất.

3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

3.1 THÀNH PHẦN CƠ GIỚI, ĐỘ THOÁNG KHÍ VÀ KHẢ NĂNG GIỮ NƯỚC CỦA ĐẤT

- Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ % các cấp hạt cát, limon (bụi) và sét có trong đất. 

- Dựa vào thành phần cơ giới, người ta chia đất trồng thành các loại với tên gọi khác nhau:

+ Đất cát

+ Đất thịt

+ Đất sét

Độ thoáng khí là khả năng di chuyển của không khí qua các tầng đất.

- Khả năng giữ nước của đất là lượng nước mà đất có thể giữ lại, cây trồng sử dụng được.

- Độ thoáng khí của đất quyết định tốc độ trao đổi khí giữa đất và khí quyển (quyêt định lượng O2 và CO2 trong đất). Đất tơi xốp, thoáng khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của rễ cây, quá trình phân giải chất hữu cơ,... cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

- Đất có khả năng giữ nước tốt (chứa nhiều hạt limon, sét) sẽ kịp thời cung cấp nhu cầu nước cho cây trồng.

3.2 KÉO ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CỦA ĐẤT

- Keo đất là những phân tử chất rắn có kích thước dưới 1mm. không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước (Hình 4.4).

- Keo đất giữ vai trò rất quan trọng vì chúng quyết định nhiều tính chất cơ bản của đất về mặt lí học, hoá học. đặc biệt là đặc tính hấp phụ của đất.

- Lớp ion nằm sát nhàn là lớp ion quyết định diện (quyết định là keo âm hay keo dương). Lớp ion không di truyền và lớp ion khuếch tán. mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện. Lớp ion khuếch tán trao đổi ion với dung dịch đất.

- Khả năng hấp phụ của đất là khả năng đất có thể giữ lại các chất tan, chất lỏng, chất khí hoặc làm thay đổi nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt đất. 

- Khả năng hấp phụ của đất được chia thành 5 dạng: 

+ Hấp phụ sinh học (thực vật, vi sinh vật hút các chất khoáng từ đất, vi sinh vật cố định đạm lấy nitrogen (từ khí trời).

+ Hấp phụ cơ học (giữ các vật chất nhỏ trong khe hở của đất)

+ Hấp phụ lý học (sự thay đổi nồng độ của các phần tử chất lỏng và chất khí trên bề mặt hạt đất)

+ Hấp phụ hoá học (sự tạo thành các muối ít tan từ các muối dễ hòa tan trong đất)

+ Hấp phụ lý hoá học (trao đổi ion trên bề mặt keo đất với ion của dung dịch đất tiếp xúc).

3.3 PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT

- Dung dịch đất là nước và chất hoà tan ở trong đất. Phản ứng dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoà tan các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.

- Phản ứng của dung dịch đất là tính chua, kiềm hay trung tính của đất, được biểu thị bằng trị số pH (pH = - lg[H+]). + Đất chua khi pH < 6,5. 

+ Đất trung tính có pH từ 6,5 - 7,5.

+ Đất kiềm khi pH > 7,5. 

- Đa số cây trồng sống được khi đất có pH từ 4,5 - 8,5 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 7,5.

- Phản ứng chua của đất: Độ chua của đất do H+ trong dung dịch đất hoặc H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên. Độ chua ảnh hưởng trực tiếp đến cây, đến các quá trình oxy hoá - khử trong đất.

- Phản ứng kiềm của đất: Do đất chứa nhiều ion K+, Na+, Ca2+, Mg2+,... thuỷ phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2,... làm cho đất hoá kiềm.

- Phản ứng trung tính của đất: Trong dung dịch đất có nồng độ [H ] = [OH-].

4. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT

- Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khí và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

- Phân loại: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: 

+ Độ phì nhiêu tự nhiên: được hình thành do kết quả quá trình hình thành đất, không có sự tác động của con người.

+ Độ phì nhiêu nhân tạo: được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay