Nội dung chính Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí Kết nối tri thức bài 23: Bánh xe và hệ thống treo
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 23: Bánh xe và hệ thống treo sách công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
BÀI 23. BÁNH XE VÀ HỆ THỐNG TREO
I. BÁNH XE Ô TÔ
- Các bộ phận chính của bánh xe:
+ Vành
+ Lốp
+ Van khí
- Vai trò:
+ đỡ trọng lượng của ô tô,
+ tiếp nhận các lực của mặt đường tác dụng lên xe,
+ giảm lực va đập từ mặt đường không bằng phẳng đến xe giúp xe chuyển động an toàn.
Trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá (trang 121 SGK):
- Các bộ phận chính của bánh xe:
+ Vành
+ Lốp
+ Van khí
- Lốp có thể giữ nguyên vị trí đối với vành bánh xe vì trong không gian tạo bởi lớp và vành được bơm căng khí nén, áp suất khí nén tạo áp lực giữa lốp và vành đề giữ nguyên vị trí của lốp với vành.
II. HỆ THỐNG TREO
Nhiệm vụ
- Hệ thống treo có tác dụng giảm lực va đập giữa bánh xe và mặt đường, giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn.
- Hệ thống treo được phân loại thành hai loại chính: hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc.
- Hệ thống treo độc lập thường được sử dụng trên ô tô con.
- Hệ thống treo phụ thuộc thường được sử dụng trên ô tô tải.
Cấu tạo
Hệ thống treo ô tô gồm bộ phận đàn hồi, giảm chấn và liên kết.
Nguyên lí làm việc
- Bộ phận đàn hồi liên kết giữa bánh xe và thân xe giúp giảm thiểu lực va đập truyền lên thân xe khi xe chuyển động trên mặt đường không bằng phẳng.
- Bộ phận giảm chấn tạo ra lực cản và dập tắt nhanh chóng dao động, giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn.
III. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG
- Các công việc kiểm tra bảo dưỡng hệ thống treo theo định kì gồm: kiểm tra các khớp nối (và điều chỉnh, thay thế phụ kiện mới nếu cần) kiểm tra giảm chẩn và thay giảm chấn mới nếu thấy giảm chẩn bị chảy đầu.
- Các công việc kiểm tra bảo dưỡng lốp theo định kì gồm: thường xuyên theo dõi, kiểm tra áp suất và bơm đủ áp suất cho lốp xe, đảo lốp định kì sau mỗi hành trình khoảng 19 000 km, khi lốp bị mòn nhiều cần thay lốp mới đúng kích thước và các chỉ số khác tương đương lốp xe đang sử dụng, khi thấy lốp mòn lệch một bên cần kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh xe.
=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 23: Bánh xe và hệ thống treo