Nội dung chính công nghệ 7 kết nối Bài 14: Giới thiệu về thủy sản

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 14: Giới thiệu về thủy sản sách công nghệ 7 kết nối. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 14: GIỚI THIỆU VỀ THỦY SẢN

  1. VAI TRÒ CỦA THỦY SẢN

- Cung cấp nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người.

- Làm cảnh

- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu

- Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi

- Ngoài ra, thủy sản còn tạo thêm công việc cho người lao động, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của con người. Các hoạt động thủy sản trên biển góp phần khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

  1. MỘT SỐ LOẠI THỦY SẢN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO

- Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao của Việt Nam

          + Cá lăng

          + Cá song

          + Tôm thẻ chân trắng

          + Cua biển

          + Tôm hùm

          + Cá tra

III. KHI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

- Những hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

          + Hoạt động thả tôm, thả cá giống, trồng san hô tái tạo nguồn lợi thủy sản.

          + Không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn để cá vượt đập thủy điện bảo vệ đường di cư của các loài thủy sản

          + Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn nội địa.

          + Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên

- Ý nghĩa của những hoạt động này:

          + Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

          + Đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

          + Giúp ngư dân bám biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Những việc nên làm, những việc không nên làm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

Những việc nên làm

Những việc không nên làm

- Không xả rác, nước thải ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.

- Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản; mở rộng vùng khai thác xa bờ.

- Báo ngay cho cơ quan chức năng khi có hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt.

- Tuyên truyền để mọi người cùng nhau đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn hải sản gần bờ.

- Xả trực tiếp nước thải ra biển.

- Dùng mìn, dùng điện để đánh bắt thủy sản.

- Làm ngơ đi qua khi gặp hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt, trái pháp luật.

  1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

- Để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nuôi thủy sản, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp:

          + Quản lí tốt chất thải, nước thải, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

          + Thực hiện tốt các biện pháp quản lí, chăm sóc ao nuôi, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh

          + Khuyến khích các hộ nuôi trồng thủy sản tăng cường áp dụng các biện pháp tiến bộ kĩ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản thâm canh

          + Hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất

          + Khuyến khích sử dụng các loại chế phẩm sinh học chăm sóc thủy sản và xử lí môi trường

          + Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường nuôi thủy sản.

=> Bài giảng điện tử công nghệ 7 kết nối tri thức bài 14: Giới thiệu về thủy sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay