Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Thức ăn tự nhiên của cá bao gồm gì?
A. Tảo, động vật phù du, sinh vật đáy
B. Chỉ có cỏ và thực vật
C. Chỉ gồm thức ăn viên
D. Chỉ có cá nhỏ
Câu 2: Tác hại của việc cho cá ăn quá nhiều là gì?
A. Gây ô nhiễm nước
B. Giúp cá phát triển tốt hơn
C. Không ảnh hưởng gì
D. Làm cá bơi nhanh hơn
Câu 3: Thủy sản là gì?
A. Chỉ bao gồm các loại cá
B. Động vật và thực vật sống trong nước
C. Chỉ gồm động vật không xương sống dưới nước
D. Chỉ gồm các loài giáp xác
Câu 4: Mục đích chính của ngành nuôi trồng thủy sản là gì?
A. Cung cấp thực phẩm
B. Cải thiện môi trường nước
C. Giải trí và nghiên cứu khoa học
D. Xuất khẩu lao động
Câu 5: Môi trường nước ảnh hưởng như thế nào đến thủy sản?
A. Không ảnh hưởng gì đáng kể
B. Chỉ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng
C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh trưởng và sinh sản
D. Chỉ ảnh hưởng khi có ô nhiễm
Câu 6: Đâu không phải vai trò của thủy sản?
A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
D. Tạo thêm công việc cho người lao động.
Câu 7: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?
A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.
C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.
D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
Câu 8: Trong nuôi cá thương phẩm, hằng ngày nên cho cá ăn hai lần vào thời gian nào sau đây?
A. 6 - 7 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều.
B. 7 - 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều.
C. 8 - 9 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều.
D. 9 - 10 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.
Câu 9: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?
A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.
Câu 10: Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra, cá ba sa để xuất khẩu?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng Nam Trung Bộ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 11: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?
A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.
B. Tiêm thuốc cho cá.
C. Bôi thuốc cho cá.
D. Cho cá uống thuốc.
Câu 12: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?
A. Sử dụng thuốc nổ.
B. Sử dụng kích điện.
C. Khai thác trong mùa sinh sản.
D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.
Câu 13: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?
A. Cho lượng thức ăn ít.
B. Cho lượng thức ăn nhiều.
C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.
D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.
Câu 14: Lượng thức ăn cho cá ăn như thế nào là phù hợp?
A. Khoảng 1% - 3% khối lượng cá trong ao.
B. Khoảng 3% - 5% khối lượng cá trong ao.
C. Khoảng 5% - 7% khối lượng cá trong ao.
D. Khoảng 7% - 9% khối lượng cá trong ao.
Câu 15: Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là bao nhiêu ha?
A. 1.700.000 ha.
B. 1.500.000 ha.
C. 1.750.000 ha.
D. 1.650.000 ha.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Trong một buổi thảo luận, các học sinh đã trao đổi về vai trò và triển vọng của chăn nuôi ở nước ta như sau:
a) Ngành chăn nuôi nước ta luôn phát triển tốt, không gặp bất kỳ thách thức nào.
b) Chăn nuôi đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.
c) Chăn nuôi chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, không có tiềm năng xuất khẩu.
d) Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Câu 2: Trong một buổi thảo luận, các học sinh đã trao đổi về vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi như sau:
a) Vật nuôi cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.
b) Thức ăn tự nhiên luôn tốt hơn thức ăn công nghiệp.
c) Việc nuôi dưỡng vật nuôi cần phù hợp với mục đích chăn nuôi: lấy thịt, lấy sữa hoặc làm giống.
d) Tiêm phòng định kì là cách bảo vệ vật nuôi khỏi các bệnh nguy hiểm.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................