Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò?
A. Trứng.
B. Thịt.
C. Sữa.
D. Da.
Câu 2: Bệnh nào dưới đây do các vi sinh vật gây ra?
A. Bệnh giun, sán.
B. Bệnh cảm lạnh.
C. Bệnh gà rù.
D. Bệnh ve, rận.
Câu 3: Nguyên nhân gây ra bệnh gà rù (Newcastle) ở gà do
A. vi khuẩn.
B. virus.
C. suy dinh dưỡng.
D. môi trường nóng hay lạnh quá.
Câu 4: Ở nước ta, tỉnh nào nuôi tôm nhiều?
A. Tỉnh Cà Mau
B. Tỉnh Quảng Ninh
C. Tỉnh Quảng Nam
D. Tỉnh Đồng Nai
Câu 5: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?
A. Sử dụng thuốc nổ.
B. Sử dụng kích điện.
C. Khai thác trong mùa sinh sản.
D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.
Câu 6: Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là
A. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư.
B. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ.
C. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác.
D. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường.
Câu 7: Nếu xây dựng chuồng gà lót nền một lớp đệm (trấu dâm bào, mùn cưa,...) thì lớp đệm này dày bao nhiêu?
A. 10 cm đến 15 cm
B. 15 cm đến 20 cm
C. 7 cm đến 10 cm
D. 5 cm đến 8 cm
Câu 8: Gia cầm mái sinh sản cần phải trải qua giai đoạn nào?
A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ trứng.
B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ trứng.
C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ trứng.
D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị.
Câu 9: Mục tiêu của chăn nuôi đực giống là
A. cho ra nhiều con giống tốt nhất.
B. nhanh lớn, nhiều nạc.
C. càng béo càng tốt.
D. nhanh lớn, khỏe mạnh.
Câu 10: Bệnh nào dưới đây có thể lây lan nhanh thành dịch?
A. Bệnh giun đũa
B. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
C. Bệnh ghẻ.
D. Bệnh viêm khớp.
Câu 11: Đâu là đặc điểm của chăn nuôi nông hộ?
A. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi lớn.
B. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít.
C. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi nhiều.
D. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi tuỳ theotừng trang trại.
Câu 12: Thể trạng của gà con giống ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của đàn gà?
A. Đàn gà con dễ thích nghi với môi trường sống
B. Màu lông của gà không thay đổi
C. Đàn gà ít mắc bệnh, phát triển nhanh
D. Khả năng tiêu hóa thức ăn của gà tốt
Câu 13: Tại sao cần tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi?
A. Ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh phát sinh, tránh lây nhiễm.
B. Giữ vệ sinh chuồng trại chăn nuôi
C. Làm sạch môi trường sống xung quanh
D. Tiêu diệt sinh vật có hại cho vật nuôi (muỗi, côn trùng)
Câu 14: Khi vật nuôi bị bệnh, chúng không có biểu hiện nào dưới đây?
A. Rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể.
B. Giảm vận động và ăn ít.
C. Giảm năng suất.
D. Tăng giá trị kinh tế.
Câu 15: Khi cúm gà con, cần bỏ quây để gà đi lại tự do vào thời gian nào là phù hợp nhất?
A. Sau từ 1 đến 2 tuần tuổi.
B. Sau từ 2 đến 3 tuần tuổi.
C. Sau từ 3 đến 4 tuần tuổi.
D. Sau khoảng 8 tuần tuổi.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi bao gồm các yếu tố quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và tạo môi trường sống phù hợp cho vật nuôi. Các nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Vệ sinh chuồng nuôi không ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của vật nuôi.
b) Chăm sóc vật nuôi chỉ cần cung cấp thức ăn mà không cần tạo môi trường sống phù hợp.
c) Đảm bảo vật nuôi sống thoải mái giúp chúng phát triển khỏe mạnh và cho nhiều sản phẩm hơn.
d) Chăm sóc vật nuôi đúng cách giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và sức khỏe vật nuôi.
Câu 2: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi nhằm đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.
a) Buồn bã, chậm chạp, giảm ăn là một trong những biểu hiện của bệnh ở vật nuôi.
b) Phòng bệnh cho vật nuôi không có tác dụng giúp tăng sức khỏe và đề kháng của chúng.
c) Tiêm vắc xin giúp tạo miễn dịch, bảo vệ vật nuôi khỏi các tác nhân gây bệnh.
d) Vi sinh vật không phải là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................