Nội dung chính Công nghệ 8 Cánh diều bài 2: Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 2: Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản sách Công nghệ 8 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

 

Xem: => Giáo án công nghệ 8 cánh diều

BÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA KHỐI HÌNH HỌC CƠ BẢN

I. KHÁI NIỆM HÌNH CHIẾU

- Hình chiếu là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng hình chiếu.

II. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

  1. Phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc

- Có 3 mặt phẳng hình chiếu:

+ Mặt phẳng hình chiếu đứng (thẳng đứng, chính diện).

+ Mặt phẳng hình chiếu bằng (nằm ngang).

+ Mặt phẳng hình chiếu cạnh.

- Các hình chiếu:

+ Hình chiếu đứng (từ trước).

+ Hình chiếu bằng (từ trên).

+ Hình chiếu cạnh (từ trái).

  1. Bố trí các hình chiếu

Vị trí các hình chiếu trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A như sau:

- Hình chiếu B: được đặt bên dưới, theo phương nằm ngang với hình chiếu A.

- Hình chiếu C: được đặt ở bên phải, theo phương nằm ngang với hình chiếu A.

III. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA KHỐI ĐA DIỆN

  1. Khối đa diện

- Khối đa diện là khối hình không gian được bao bởi các mặt là các hình đa giác phẳng.

- Các khối đa diện thường gặp là:

+ Khối hộp chữ nhật.

+ Khối lăng trụ tam giác đều.

+ Khối chóp tứ giác đều.

  1. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện

Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng (Hình 2.7a)

+ Chọn tỉ lệ phù hợp với khổ giấy vẽ.

+ Dựa vào hình dạng, kích thước mặt trước vẽ hình chiếu đứng bằng nét mảnh.

Bước 2: Vẽ hình chiếu bằng (Hình 2.7b)

+ Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để vẽ vị trí hình chiếu bằng.

+ Căn cứ và hình dạng, kích thước mặt đáy để vẽ hình chiếu bằng.

Bước 3: Vẽ hình chiếu cạnh (Hình 2.7c)

+ Kẻ đường phụ trợ nghiêng 45o so với phương ngang. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng và bằng để xác định vị trí hình chiếu cạnh.

+ Căn cứ vào hình dạng mặt bên trái vẽ hình chiếu cạnh.

Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ (Hình 2.7d).

+ Tẩy bỏ nét thừa, đường gióng, đường phụ trợ, tô đậm các nét theo quy định.

+ Ghi kích thước cho bản vẽ.

IV. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA KHỐI TRÒN XOAY

  1. Khối tròn xoay

- Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định.

- Một số khối tròn xoay thường gặp:

+ Khối trụ.

+ Khối nón.

+ Khối cầu.

  1. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay

- Do tính đối xứng, các khối tròn xoay thường chỉ biểu diễn hai hình chiếu:

+ Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

+ Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh

Hình chiếu vuông góc của khối trụ

- Nếu hướng chiếu dọc theo đường trục của hình trụ thì hình chiếu thu được là hình tròn.

- Nếu hướng chiếu vuông góc với đường trục thì hình chiếu thu được là hình chữ nhật.

Các hình chiếu vuông góc của hình cầu

- Các hình chiếu vuông góc của hình cầu đều là hình tròn, có đường kính bằng đường kính hình cầu.

=> Giáo án Công nghệ 8 cánh diều Bài 2: Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay