Nội dung chính Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ sách Địa lí 7 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI, PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC TỰ NHIÊN BỀN VỮNG Ở BẮC MỸ- ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI
- Vấn đề nhập cư và chủng tộc
- Người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, đi cư từ châu Á sang Bắc Mỹ từ khoảng 20 - 30 nghìn năm trước.
- Sau cuộc phát kiến ra châu Mỹ, người châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (người Anh, I-ta-li-a, Đức,...) di cư sang Bắc Mỹ ngày càng nhiều. Người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ, lao động trong các đồn điền trồng bông, thuốc lá,…
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có các đợt di dân từ nhiều khu vực trên thế giới (trong đó có châu Á) vào Bắc Mỹ.
=> Lịch sử nhập cư đã tạo nên thành phần chủng tộc đa dạng ở Bắc Mỹ. Trong quá trình chung sống, các chủng tộc hoà huyết khiến thành phần dân cư thêm phức tạp
- Vấn đề đô thị hóa
- Sự xuất hiện các siêu đô thị và các dải siêu đô thị.
- Bắc Mỹ có tỉ lệ dân đô thị cao hơn so với châu Phi, châu Á, châu Âu. Các đô thị lớn cũng đồng thời là các trung tâm kinh tế lớn.
- Các đô thị lớn chủ yếu tập trung ở phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương, nối tiếp nhau tạo thành hai đải siêu đô thị từ Niu Oóc đến Oa-sinh-tơn và từ Môn-trê-an đến Si-ca-gô. Vào sâu trong nội địa, các đô thị nhỏ hơn và thưa thớt hơn.
- CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ QUAN TRỌNG
- Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ: Van-cu-vơ, Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét, Hau-xtơn, Niu Oóc-lin, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Niu Oóc, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an.
- Các ngành kinh tế ở một số trung tâm:
+ Oa-sinh-tơn: điện tử - viễn thông, sản xuất máy bay, hoá chất, dệt may, chế biến nông sản.
+ Niu-Oóc: điện tử - viễn thông, sản xuất máy bay, hoá chất, dệt may, luyện kim đen, du lịch, ngân hàng, chế biến nông sản.
+ Lốt An-giơ-lét: sản xuất máy bay, ngân hàng, sản xuất ô tô, điện tử - viễn thông, du lịch, dệt may, hải cảng, sân bay, chế biến nông sản, đóng tàu.
- PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC TỰ NHIÊN BỀN VỮNG Ở BẮC MỸ
- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng:
+ Bắc Mỹ có tài nguyên rừng giàu có
+ Rừng bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác nên diện tích bị suy giảm nhanh.
+ Chính phủ Hoa Kỳ và Ca-na-đa đã đưa ra nhiều biện pháp quản lí và khai thác bền vững tài nguyên rừng như: thành lập các vườn quốc gia, khai thác có chọn lọc và để rừng tái sinh tự nhiên, quy định trồng mới sau khi khai thác, phòng chống cháy rừng,...
- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước:
+ Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt phong phú.
+ Nhiều sông, hồ bị ô nhiễm do chất thải từ sinh hoạt và sản xuất.
+ Chất lượng nguồn nước được cải thiện nhờ các biện pháp như: quy định xử lí nước thải, ban hành Đạo luật nước sạch,... Tài nguyên nước được khai thác tổng hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng và mang tính bền vững trong khai thác.
- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất:
+ Các đồng bằng rộng lớn và màu mỡ ở Bắc Mỹ được khai thác để trồng trọt và chăn nuôi. Sau đất bị thoái hóa do sử dụng lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian dài.
+ Các nước Bắc Mỹ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng “nông nghiệp xanh”, ứng dụng khoa học - công nghệ trong quá trình sản xuất, nhờ đó đem lại năng suất cao, đồng thời bảo vệ tài nguyên đất.
- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản:
+ Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đổi dào
+ Khai thác với quy mô lớn và sử dụng không hợp lí đã gây ô nhiễm môi trường và một số loại khoáng sản dần trở nên cạn kiệt.
+ Các nước Bắc Mỹ đã có nhiều biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế