Nội dung chính Khoa học máy tính 12 Chân trời bài B6: Thiết kế mạng nội bộ
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài B6: Thiết kế mạng nội bộ sách Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính sách Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ B: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
BÀI B6: THIẾT KẾ MẠNG NỘI BỘ
1. SƠ LƯỢC VỀ MẠNG NỘI BỘ
-Khái niệm: Mạng nội bộ là hệ thống mạng được thiết kế để kết nối các thiết bị và tài nguyên trong một phạm vi hạn chế như văn phòng, tòa nhà hoặc khu vực nhỏ.
- Mục đích: Mạng nội bộ cho phép chia sẻ tài nguyên và dữ liệu giữa các thiết bị trong cùng một mạng như máy tính, máy in, server, thiết bị lưu trữ và các thiết bị mạng khác.
- Mạng nội bộ được quản lí và kiểm soát bởi bộ điều khiển mạng, thường là thiết bị chuyển mạch (Switch). Switch đóng vai trò quản lí lưu lượng mạng, kiểm soát truy cập và cung cấp kết nối giữa các thiết bị trong mạng.
- Triển khai mạng nội bộ: Mạng nội bộ có thể được triển khai theo nhiều kiến trúc khác nhau:
+ Mạng nội bộ hữu tuyến sử dụng cáp Ethernet.
+ Mạng nội bộ vô tuyến sử dụng công nghệ wifi.
- Các thiết bị mạng như Switch, Modem, Access Point được sử dụng để tạo và quản lí mạng nội bộ, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu suất cao của mạng.
- Để xác định và định vị một thiết bị trong mạng nội bộ khi truyền dữ liệu, người ta sử dụng địa chỉ IP (IP Address).
- Địa chỉ IP có hai phiên bản:
+ IPv4 (Internet Protocol version 4):
Gồm 32 bit nhị phân, được chia thành 4 cụm 8 bit (gọi là các octet).
Các octet được biểu diễn dưới dạng thập phân và được phân cách bằng dấu chấm.
+ IPv6 (Internet Protocol version 6): Gồm 128 bit nhị phân, được chia thành 8 cụm 16 bit, mỗi cụm gồm 4 số thập lục phân có giá trị từ 0000 đến FFFF được phân cách bằng dấu ":".
- Cấu trúc địa chỉ IP:
+ Gồm hai phần: phần mạng (network portion) và phần host (host portion).
+ Để xác định mỗi phần, người ta sử dụng mặt nạ mạng con (subnet mask).
2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ MẠNG NỘI BỘ
Quy trình tổng quát cho việc thiết kế mạng nội bộ:
Thu thập yêu cầu: Hiểu rõ yêu cầu kĩ thuật và yêu cầu kinh doanh của tổ chức. Xác định các yếu tố như số lượng người dùng, ứng dụng, tải lưu lượng, tính bảo mật và các yêu cầu đặc biệt khác.
Phân tích mạng hiện tại: Đánh giá cơ sở hạ tầng mạng hiện tại của tổ chức, bao gồm kiểm tra kiến trúc mạng, công nghệ, các thiết bị mạng hiện có, các vấn đề còn tồn tại như sự cố, chậm trễ và cấu hình không tối ưu,...
Xác định kiến trúc mạng: Thiết kế kiến trúc mạng dựa trên yêu cầu và mục tiêu của tổ chức. Xác định các thiết bị mạng như Switch, Modem, Access Point, Server,... và các kết nối mạng.
Lập kế hoạch phân bổ địa chỉ IP: Xác định địa chỉ IP và subnet mask cho các thiết bị mạng trong mạng LAN nhằm đảm bảo sử dụng địa chỉ IP một cách hiệu quả và tránh xung đột địa chỉ IP.
Thiết kế mạng VLAN: Xác định và triển khai việc phân chia mạng LAN thành các mạng con riêng biệt (được gọi là các VLAN), nhờ đó giúp tăng tính bảo mật và hiệu quả quản lí mạng.
Bảo mật mạng: Thiết kế các giải pháp bảo mật mạng như tường lửa, mạng riêng ảo,.... để đảm bảo an toàn và bảo vệ dữ liệu của tổ chức.
Kiểm tra và triển khai: Kiểm tra, cấu hình và triển khai thiết bị mạng theo thiết kế đã hoàn thiện. Đảm bảo tính tương thích và hoạt động đúng như kế hoạch.
Quản lí và duy trì: Thiết lập quy trình quản lí mạng, bao gồm giám sát, bảo trì, cập nhật và sao lưu để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu suất của mạng.
=> Giáo án Khoa học máy tính 12 chân trời Bài B6: Thiết kế mạng nội bộ