Nội dung chính Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
BÀI 23: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
1. Thành tựu về kinh tế
Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững với quy mô ngày càng mở rộng (sử dụng số liệu từ tư liệu đã cho để chứng minh). Từ năm 2008, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp…
2. Thành tựu về chính trị
+ Các biểu hiện: Công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đạt được nhiều kết quả quan trọng như xây dựng nền tảng vững chắc liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp và nhân dân; củng cố quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “kiểm soát quyền lực”.
+ Nhận xét về nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013:
Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện cách thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nói chung và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng, tạo bước tiến tích cực trong việc phát huy hiệu quả quản lí của Nhà nước và quyền dân chủ của nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Khoản 3, Điều 2, Chương I của Hiến pháp quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Ở Việt Nam, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều bắt nguồn từ nhân dân. Cả ba quyền này tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều là những yếu tố tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 2013 ra đời là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo dựng cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực, bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả.
3. Thành tựu văn hóa - xã hội
Đời sống của người dân ổn định và nâng cao; Việt Nam trở thành một trong 52 quốc gia có chỉ số HDI cao; nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông được đánh giá cao trong khu vực;...
4. Thành tựu quốc phòng, an ninh
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thành tựu cơ bản nhất của Việt Nam; vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn cho các sự kiện chính trị quan trọng tổ chức tại Việt Nam được đảm bảo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia cải thiện thứ hạng về chỉ số hoà bình;…
=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay