Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay
Giáo án Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
BÀI 23: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Chỉ ra được những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh,…) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 23.1 – 23.4) và phần Em có biết để biết được những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh,…) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được những nét chính về thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh,…) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay; Đánh giá được những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học về những thành tựu của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay để sưu tầm những thành tựu đó ở địa phương nơi em sinh sống. Sau đó, chọn và giới thiệu một thành tựu tiêu biểu nhất.
3. Phẩm chất
Yêu nước: hiểu được những gian nan, vất vả của cha ông trong quá trình giữ gìn và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giáo dục phẩm chất yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Công cuộc đổi mới từ năm 1991 đến nay.
Các video Việt Nam 35 năm Đổi mới – Hành trình chuyển mình để đột phá, vươn cao; Văn hóa Việt Nam sau 35 năm Đổi mới,…
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Công cuộc đổi mới từ năm 1991 đến nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS xem video “Đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem đoạn video?
c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi xem đoạn video.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp xem video “Đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
https://www.youtube.com/watch?v=JsGgVSzqkMA (Từ 1p10s đến 3p17s).
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem đoạn video?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem đoạn video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi xem đoạn video.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài: Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Việt Nam bắt đầu đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh,… Đất nước phát triển, đời sống nhân dân bình yên, hạnh phúc. Đó là những thành quả ngọt ngào mà công cuộc Đổi mới mang lại. Từ năm 1991 đến nay, công cuộc đổi mới diễn ra như thế nào và đạt được những thành tựu tiêu biểu gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 23: Công cuộc đổi mới từ năm 1991 đến nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Thành tựu về kinh tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành tựu tiêu biểu về kinh tế của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 23.2 – 23.3, thông tin mục 1 SGK tr.121 – 122 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày từ năm 1991 đến nay nền kinh tế của Việt Nam từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thành tựu tiêu biểu về kinh tế của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Các đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1991 đến nay đã từng bước phát triển đường lối đổi mới toàn diện đất nước bằng những mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước. + Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế – xã hội, phá thế bị bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ đối ngoại; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, tiếp tục hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. + Để có được những bước đi đó, đất nước đã xây dựng được nội lực vững vàng, giai đoạn trước là cơ sở để làm nền tảng phát triển cho giai đoạn sau. Các bước đi này để thực hiện mục tiêu phát triển đã được các Đại hội Đảng đề ra. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 23.2 – 23.3, thông tin mục 1 SGK tr.121 – 122 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày từ năm 1991 đến nay nền kinh tế của Việt Nam từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa như thế nào? 23.2. Cánh đồng mẫu lớn ở tỉnh An Giang Mô hình liên kết bốn nhà (nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học) trong sản xuất – tiêu thụ lúa gạo - GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 23.2 và cho biết: Mô hình liên kết bốn nhà (nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học) trong sản xuất – tiêu thụ lúa gạo có lợi ích gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày sự phát triển theo hướng hiện đại hóa của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Lợi ích của mô hình liên kết bốn nhà (nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học) trong sản xuất – tiêu thụ lúa gạo: + Nhà nông (nông hộ cá thể, hợp tác xã, nhóm/câu lạc bộ…) có điều kiện tiếp cận vốn, các tiến bộ khoa học và công nghệ, được cung cấp vật tư nông nghiệp và được bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp, họ yên tâm và mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh. + Nhà doanh nghiệp (đại lý vật tư, công ty bảo vệ thực vật, công ty lương thực, nhà máy, thương lái…), có nơi tiêu thụ vật tư, phân bón, xăng dầu, thuốc phòng trừ dịch bệnh, có nguồn nguyên liệu ổn định, chủ động trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. + Nhà nước (chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan) tổ chức liên kết, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ và nâng cao vai trò quản lý. - Nhà khoa học (cơ quan khuyến nông, cơ quan nghiên cứu, viện/ trường, trạm/ trại) có điều kiện nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất và chế biến lúa gạo, từng bước đưa nông dân vào tiến trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Video: Mô hình liên kết 4 nhà ở Hậu Giang. https://www.youtube.com/watch?v=yBsM7w6M7Qg Video: Phát triển mô hình liên kết bốn nhà ở Quảng Trị. https://www.youtube.com/watch?v=QupCZ7o8V94 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững với quy mô ngày càng mở rộng. + Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập toàn diện nhất thế giới. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Thành tựu về kinh tế - Phát triển theo hướng hiện đại hóa: + Tăng trưởng bền vững với quy mô mở rộng.
+ Ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp. Gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp. + Công nghiệp và dịch vụ:
+ Nông nghiệp:
- Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới: trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập toàn diện nhất thế giới. + Năm 1993: gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). + Năm 1995: gia nhập ASEAN Kí hiệp định khung với EU. + Năm 2001: kí hiệp định thương mại với Mỹ. + Năm 2005: kí hiệp định thương mại với Trung Quốc. + Năm 2007: gia nhập WTO. + Năm 2008: kí hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP). + Năm 2020: kí hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). | ||||||||||||||||||||||
Tư liệu 1: Thành tựu về kinh tế. 1.1. Trong vòng 20 năm (1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế giới nói chung. Quy mô kinh tế năm 201 1 gấp trên 4,4 lần năm 1990 và gấp trên 2,1 lần năm 2000. (Theo Dương Ngọc, Kinh tế Việt Nam: 67 năm qua các con số, 31/08/2012) 1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, giai đoạn 1991 – 2020
(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam) 1.3. Tốc độ tăng GDP năm 2021 đạt 2,56% so với năm 2020. GDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 3,717 USD/người, tăng 165 USD so với năm 2020. Cơ cấu GDP năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng 12,56%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,47%; khu vực dịch vụ chiếm 41,21%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,76%. Cán cân thương mại hàng hoá năm 2021 xuất siêu 3,32 tỉ USD, là năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam xuất siêu. (Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2021, NXB Thống kê, Hà Nội, 2021)
Video: Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023. https://www.youtube.com/watch?v=vZZPBIPTuD0 Video: Báo Mỹ đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=jaLGyV6nnJY Video: Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị thông minh. https://www.youtube.com/watch?v=JKZDaeFHQp0 Video: Diện mạo đô thị thông minh Hà Nội sẽ như thế nào? |
Hoạt động 2. Thành tựu về chính trị
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành tựu tiêu biểu về chính trị của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2, mục Em có biết SGK tr.122 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu các biểu hiện cho thấy Việt Nam đạt sự ổn định chính trị và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thành tựu tiêu biểu về chính trị của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2 SGK tr.122 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu các biểu hiện cho thấy Việt Nam đạt sự ổn định chính trị và nâng cao uy tín trên trường quốc tế. - GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.122, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013? Hiến pháp Việt Nam năm 2013 - GV kết nối bài học trước, mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Năm 1995 diễn ra sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào? Video: Ông Bill Clinton đến Việt Nam đánh dấu 20 năm tái lập quan hệ. https://www.youtube.com/watch?v=wUlNUfdbyco Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các biểu hiện cho thấy Việt Nam đạt sự ổn định chính trị và nâng cao uy tín trên trường quốc tế. - GV mời đại diện 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi mở rộng: Nhận xét về nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013: + Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện cách thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nói chung và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng, tạo bước tiến tích cực trong việc phát huy hiệu quả quản lí của Nhà nước và quyền dân chủ của nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. + Tại Khoản 3, Điều 2, Chương l của Hiến pháp quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các- quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. + Ở Việt Nam, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều bắt nguồn từ nhân dân. Cả ba quyền này tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều là những yếu tố tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 2013 ra đời là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo dựng cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực, bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả. Ý nghĩa của sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ (1995): là xu thế tất yếu trong bối cảnh mới, phù hợp với đường lối đổi mới của đất nước “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sau gần 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được sự ồn định chính trị và nâng cao uy tín trên trường quốc tế. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Thành tựu về chính trị - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: + Xây dựng nền tảng vững chắc liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. + Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp và nhân dân. + Củng cố quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “kiểm soát quyền lực”. - Thiết lập quan hệ ngoại giao, đối tác chiến lược,…: + Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. + Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 nước. - Đảm nhận các trọng trách quốc tế quan trọng: + Chủ tịch ASEAN. + Chủ tịch AIPA-41. + Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021.
| ||||
2. Thành tựu về chính trị 2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. (Trích Điều 2, Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013) 2.2. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiêu sâu, tính đến tháng 1/2023, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 191/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, xây dựng quan hệ đổi tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó, có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Năm 2020, Việt Nam đảm nhận các trọng trách quốc tế quan trọng là Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 - 2021. Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc,... được cộng đồng quốc tế tôn trọng. (Tổng hợp từ nhiều nguồn) 2.3. Từ khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay, Việt Nam đã kí 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương, đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nên kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm,,... (Theo Trung tâm WTO và Hội nhập)
…………………….. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2