Nội dung chính Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa (Tiếp theo)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa (Tiếp theo) sách ngữ văn 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU VÀ CÁCH SỬA (tiếp theo)
I. LÝ THUYẾT
- Lỗi về thành phần câu và cách sửa
- Ngoài các lỗi về cấu tạo câu như thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, ta cũng thường gặp những lỗi về thành phần câu do thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ hoặc ngắt câu sai; cụ thể như sau:
+ Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ.
+ Ngắt câu sai.
- Để phát hiện lỗi về thành phần câu, chúng ta cần
+ Đọc kĩ lại các câu trong bài. Nếu gặp một câu khó hiểu thì nên kiểm tra xem vì sao không hiểu được:
- a) Vì vấn đề khó quá, vượt hiểu biết của bản thân?;
- b) Vì câu đó sử dụng những từ ngữ khó hiểu?;
- c) Vì câu thiếu thành phần chính?;
- d) Vì câu thiếu logic?.
+ Tìm biện pháp sửa lỗi. Nếu câu thiếu thành phần thì đó là thành phần nào? Nên sửa bằng cách nào:
- a) Bổ sung từ ngữ để làm thành phần bị thiếu;
- b) Cắt bớt từ ngữ để từ ngữ còn lại đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu;
- c) Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu.
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK
- BÀI TẬP 1
- Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ.
Sửa: Ông là một người con của vùng Kinh Bắc, âm nhạc của ông luôn thể hiện những giai điệu đậm đà của dân ca quan họ.
- Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ.
Sửa: Ông là một hoạ sĩ chuyên về sơn mài, tranh của ông mang cốt cách trang trọng nhưng cũng thật duyên dáng.
- Ngắt câu sai.
Sửa: Đống trái cây vừa được chuyển đi hết, lại được chở ùn ùn từ trong rẫy ra.
- Ngắt câu sai.
Sửa: Trong đội hình có ba cầu thủ. Người Hàn Quốc vốn là một cường quốc bóng đá ở châu Á.
- BÀI TẬP 2
- Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa các vế trong câu.
Sửa: Nhìn lên những câu đối treo được trang trọng, được viết theo kiểu thư pháp. Mọi người lại nhớ đến bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
- Ngắt câu sai.
Sửa: Tòa soạn đang phối hợp, vận động nhiều nguồn tài trợ khác, để tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình từ thiện của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố.
- Ngắt câu sai.
Sửa: Mặc dù Nhà nước đã có chính sách về kinh tế, trang trại tưởng như mọi “rào chắn” đã được tháo dỡ. Thế nhưng, bà con vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
- Ngắt câu sai.
Sửa: Chăm lo cho trẻ đến trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Song, không thể phủ nhận vai trò chính của người thầy trong việc tạo cho trẻ niềm vui thích, sự hứng thú trong học tập, xây dựng môi trường học thân thiện cho học sinh nhằm giúp các em phát huy tiềm năng trong học tập cũng như sinh hoạt, giao tiếp.
- BÀI TẬP 3
Lỗi chung của các câu trên là ngắt câu sai và thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ.
Sửa:
- Trong tai nạn giao thông này, chúng ta đã thấy rõ tác hại của rượu bia.
- Mới đây, điều tra chiều cao của học sinh trung học phổ thông cho thấy: nam cao 1,63 – 1,67 mét; nữ cao 1,53 – 1,55 mét.
- Qua bài viết “Tôi có một giấc mơ”, Mác-tin Lu-thơ Kinh đã góp thêm một tiếng nói về quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới.
- Nhìn căn phòng ước chưa đầy 16 mét vuông nhưng được chia làm ba chỗ, một chỗ tôi đang ngồi có hai chiếc bàn dài dùng làm nơi nghỉ của giáo viên trong giờ ra chơi.
- BÀI TẬP 4
Đoạn văn mắc phải lỗi dùng từ chưa phù hợp, ngắt câu sai, thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ.
Sửa:
Chí Phèo là một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo, ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý, mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo ngay từ khi mới lọt lòng đã là một đứa trẻ không ai nhận, không cha, không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” trong tác phẩm gây ấn tượng mạnh cho người đọc vì Chí Phèo đã ra đời ở đây, đã trở thành đứa con rơi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo,Thị Nở nhìn xuống bụng, nghĩ đến hình ảnh một cái “lò gạch cũ”. Nó nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.
=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa (Tiếp theo)