Nội dung chính Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2: Đọc 2: Trao duyên
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Đọc 2: Trao duyên sách ngữ văn 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
TRAO DUYÊN
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Vị trí đoạn trích
- Trao duyên sau khi bán mình → tình thế éo le → nỗi đau đớn, bất lực, vẻ đẹp phẩm chất của Kiều.
- Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756, thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Kiều”
→ Vị trí đặc biệt: khép lại những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc, mở ra cuộc đời lưu lạc bất hạnh.
- Bố cục: Chia làm 3 phần
- Phần 1: 12 câu thơ đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.
- Phần 2: 12 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.
- Phần 3: 8 câu cuối: Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gứi đến Kim Trọng.
- Nhan đề “Trao duyên”
- “Duyên”: Điều trời định sẵn, trao cho con người, bởi vậy người xưa mới có câu “ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên”.
- “Trao”: Hành động dành tặng một cách trang trọng, biết ơn
=> Kiều “trao duyên” cho Vân là làm trái với quy luật tình cảm, quy luật thiên mệnh trong quan niệm dân gian
=> Nhan đề đã hé mở tâm trạng đau đớn tột cùng, là sóng gió đầu tiên của Thúy Kiều. Tâm trạng của nàng bắt đầu bị giằng xé dữ dội bởi chữ tình – chữ hiếu hay chữ tình – chữ duyên.
Tiểu kết:
=> Đoạn trích “Trao duyên” có vị trí đặc biệt trong “Truyện Kiều” vì nó mở kết thúc cho chuỗi ngày êm đềm, mở ra những ngày tháng truân chuyên, đầy sóng gió của đời Kiều.
=> Nhan đề đã hé mở phần nào tâm trạng đau đớn tột cùng của Kiều khi phải lựa chọn trao duyên cho Vân.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Mười hai câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân
- Lời nhờ cậy
“Cậy em // em // có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
- Từ ngữ:
+ “Cậy”:
- Mang thanh trắc, âm sắc – âm điệu có sức nặng hơn.
- Thể hiện thái độ: Tin cậy, tin tưởng nhất, gửi gắm.
+ “Chịu”:
- Thanh trắc đối âm với “cậy”: tăng thêm sức nặng cho sự tin tưởng.
- Mang nghĩa: bắt buộc, nài ép, chịu thua thiệt
- Tâm thế của Kiều:
+ Vai vế trong gia đình: Chị gái của Vân – người bề trên
+ Qua lời nhờ cậy: Kiều đang ở thế yếu, thế dưới so với Vân
- Hành động: “lạy”, “thưa”
+ “Lạy”: trang nghiêm, hệ trọng
+“Thưa”: nghiêm túc, kính cẩn, trang trọng, hàm ơn
=> Không khí trao duyên trở nên trang trọng, thiêng liêng bởi đó là một việc hệ trọng đối với Kiều ở thời điểm hiện tại sau khi Kiều đã trả hiếu cho cha, giờ đến lúc nàng trả nghĩa cho Kim Trọng.
=> Thái độ: khẩn khoản, van nài, hoàn toàn quên đi vị thế của bản thân mình so với Vân. Kiều lúc này đang là người nhờ cậy, Vân đang là người được nhờ cậy. Vì vậy, Kiều đã sử dụng những từ ngữ mang sắc thái ấy để đặt Vân vào thế khó có thể khước từ.
=> Kiều là người nhạy cảm, tinh tế, khéo léo.
- Lời giãi bày và thuyết phục.
- Lời giãi bày:
+ Cảnh ngộ:
- “đứt gánh tương tư: gánh nặng tình duyên → trách nhiệm của người con gái trong tình yêu.
- “chắp mối tơ thừa mặc em”: Vân nối duyên tình với chàng Kim thay chị, Kiều phó thác cho Vân trả nghĩa chàng Kim → thấu hiểu Vân
=> Việc khó khăn, đẩy cả hai nhân vật vào hoàn cảnh éo le: Kiều yêu Kim Trọng, đã thề nguyền đính ước với chàng Kim nhưng lại chẳng thể vẹn được chữ tình. Còn Vân, vốn chỉ là người xa lạ trong mối tình Kim – Kiều nhưng nay lại phải thay chị trả nghĩa cho chàng Kim, dù không biết, Vân có thực sự yêu hay mến mộ Kim Trọng. Vân và Kiều rơi vào tình cảnh tình chị duyên em – một nghịch lí của cuộc đời.
+ Tình yêu:
- Khi (3 lần)→ nhấn mạnh thời gian liên tiếp, hành động trùng điệp.→ nhiều kỉ niệm
- Quạt ước, chén thề→ sâu nặng, chân thành → đẹp, mới chớm nở→ hạnh phúc
+ Gia đình: sóng gió bất kì → tai họa ập đến bất ngờ khiến cả Kiều và những người thân trong gia đình đều không lường trước được.
=> Chính điều ấy đã đẩy Kiều đến bi kịch: bị giằng xe giữa hai chữ Hiếu – Tình. Một bên là đức sinh thành của cha mẹ, một bên là tình yêu đầu dang dở, ngọt ngào. Điều ấy khiến Kiều tiến thoái lưỡng nan, thật khó để vẹn toàn cả hai.
→ Kiều đã khéo léo sử dụng những lí lẽ để giãi bày, chia sẻ với Vân một cách thấu đáo ngọn ngành về tình cảnh của nàng ở hiện tại. Đó là sự thật dễ thấy, vừa chân thành, vừa có sức nặng thuyết phục.
→ Lời giãi bày của Kiều không chỉ thấu đáo mà còn là lời tố cáo xã hội tàn bạo, sẵn sàng đẩy cả gia đình vào vòng xoáy đen tối của đồng tiền.
- Lời thuyết phục:
+ Lí: ngày xuân em còn dài → xót xa, đau đớn cho Kiều.
+ Tình:
- xót tình máu mủ (thành ngữ) → ruột thịt, huyết thống→ tình chị duyên em→ đồng cảm từ Vân
- Thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối (thành ngữ): cái chết của mình → gợi sự thương cảm ở Thúy Vân→ tri ân, khích lệ Vân
→ Tha thiết, chân thành, thấu tình đạt lí
=>Với tài năng trong kết hợp lối nói trang nhã trong sáng tác văn chương bác học (sử dụng điển tích, điển cố) với cách nói giản dị, nôm na của văn chương bình dân (thành ngữ dân gian quen thuộc), Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng vẻ đẹp của Thúy Kiều: Con người tình nghĩa, thông minh, khôn khéo, giàu đức hi sinh.
- Mười hai câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.
- Sáu câu thơ đầu: Tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật
- Trao những kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền
=> Những kỉ vật thiêng liêng vốn là minh chứng cho tình yêu giữa Kim và Kiều. Kiều cất giữ và coi chúng là những thứ vô giá trong đời mình. Vì thế để dứt ruột trao lại cho Vân là cả quá trình nàng đấu tranh, dằn vặt bản thân mình.
- Lời dặn dò thứ nhất: “Duyên này thì giữ” >< “vật này của chung”
+“Duyên này”: duyên phận giữa Kim – Kiều giữ lại cho riêng mình.
+ “Của chung: Trước đó chúng chỉ là những kỉ vật của của Kim, Kiều nhưng nay còn là kỉ vật của Vân.
=> Phép tiểu đối được sử dụng nhuần nhuyễn, khéo léo trong câu thơ thể hiện những mâu thuẫn gay gắt trong nội tâm Kiều: Sự giằng xé giữa giữa lí trí và tình cảm, giữa hoàn cảnh và khát vọng, giữa hành động và lời nói. Sau cùng Kiều vẫn phải đưa ra chọn lựa, gửi lại cho Vân mọi kỉ vật nàng đã giữ gìn.
- Tâm trạng:
+ Kiều đang phải chia lìa, vĩnh biệt với mối tình đầu đẹp đẽ, lãng mạn
+ Lòng nàng đang chất chứa bao đau đớn, giằng xé, chua chát.
=> Tâm trạng ấy là điều dễ hiểu với một người nặng tình như Kiều mà mối tình với chàng Kim lại là tình đầu, là những rung cảm tinh khôi, trong trẻo nhất, càng khó để quên, càng khó để dứt tình. Kiều có thể trao duyên nhưng không thể trao tình cho Vân.
- 8 câu thơ tiếp: Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao kỉ vật
- Lời dặn dò thứ hai:
+ Thời gian “mai sau”: Thời gian của tương lai, khi Kiều đã xa gia đình lưu lạc, Vân đã nhận mối lương duyên với Kim thay Kiều.
+ Hành động:
- Đốt lò hương, so tơ phím đàn
- Trông ngọn cỏ, lá cây
- Rưới giọt nước làm phép giải oan
- Thân phận của Kiều: Hồn, dạ đài, thác oan
=> Dự báo trước về cái chết, cuộc đời truân chuyên mà Kiều sẽ phải đối mặt. Nàng biết rằng bước chân khỏi căn nhà chờ đợi nàng ngoài kia là giông tố, bão bùng và những chông gai mà thôi.
- Tâm trạng phức tạp:
+ Đã trao kỉ vật cho Vân nhưng hồn vẫn còn vương chặt với tiếng tơ trên phím đàn
+ Hồn Kiều: mang nặng lời thề, nguyện nát thân bồ liễu để trả nợ tình >< lời nói với Vân “ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
→ Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm vẫn còn hiện hữu.
- Vẻ đẹp của Kiều:
+ Vẫn nuối tiếc đến xót xa những kỉ niệm hạnh phúc của mối tình đầu→ vẫn khát vọng hạnh phúc, vẫn hi vọng mong manh về sum họp.
+ Tình cảm dành cho Kim Trọng sâu sắc
→ Kiều là hiện thân của đức hi sinh, lòng vị tha, sự chung thủy – những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, là chuẩn mực cho cái đẹp trong xã hội xưa.
→ Ngòi bút miêu tả tâm lý tài tình của Nguyễn Du.
- Tám câu cuối: Kiều hướng về Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng
- Ngôn ngữ: chuyển từ đối thoại sang độc thoại
+ Trước đó: lời đã trao, kỉ vật cũng đã trao cho Vân
+ Hai chữ“bây giờ”: đưa Kiều trở về với hiện thực, nàng ý thức về thực tại phũ phàng của cuộc đời mình.
- Tâm trạng của Kiều:
+ Hình ảnh “Trâm gãy sương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “hoa trôi lỡ làng”
=> Kiều vỡ òa trong nỗi tủi hờn, uất ức, nghẹn ngào. Chữ hiếu chữ tình đã vẹn cả đôi đường nhưng nỗi đau của riêng mình giờ Kiều mới đang gặm nhấm từng chút một.
+ Điệp ngữ “phận” lặp lại hai lần trong câu thơ “phận sao phận bạc như vôi”: là lời thở than, hờn trách số phận bạc bẽo, hẩm hiu của bản thân. Kim và Kiều có duyên nhưng không có phận, có gặp gỡ nhưng chẳng thể nên duyên. Số phận trớ trêu như mũi tên xuyên thẳng vào trái tim mong manh, yếu đuối khiến Kiều đau đớn như gục ngã.
- Thái độ và hành động của Kiều:
+ Cách nói “Đã đành...”: chỉ sự buông xuôi, phó mặc. Khi mọi sự đã vượt quá ngưỡng, Kiều chỉ đành chấp nhận mang tiếng phụ bạc, bỏ lỡ duyên tình với Kim.
-> Nỗi đau vật vã khi đối diện với bi kịch đời mình.
+ Cách xưng hô “tình quân”, “Kim lang”, “chàng”: lời độc thoại mang tính chất đối thoại với người vắng mặt -> tình cảm tha thiết, nồng nàn không thể kìm nén.
+ Hành động “lạy”: là cách Kiều dùng để tạ lỗi, vĩnh biệt với Kim. Trong sự việc này, Kiều không hề sai nhưng nàng tự nhận lỗi về mình. Kiều chọn chữ hiếu, phụ chữ tình nên dù nàng là đứa con hiếu thảo với cha mẹ nhưng vẫn là một người tệ bạc trong mối tình của hai người.
+ Các câu, từ cảm thán “ôi”, “hỡi”, “sao”…: nỗi đau lên đến tột cùng.
-> Tiếng kêu tuyệt vọng của một tình yêu tan vỡ.
=> Bằng việc sử dụng các hình thức lời thoại linh hoạt, tác giả đã miêu tả sâu sắc tâm trạng đau đớn đến tột cùng của Kiều
=> nhân cách cao đẹp của một người con gái giàu tình cảm, nhân hậu, vị tha.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung – ý nghĩa
+ Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu đau đớn, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
- Qua đoạn trích, tác giả thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, đề cao khát vọng tình yêu đôi lứa -> Giá trị nhân đạo sâu sắc.
- 2. Nghệ thuật
- Ngòi bút phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo.
- Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.
- Vận dụng các hình thức lời thoại linh hoạt, tự nhiên.
=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Đọc 2: Trao duyên