Nội dung chính Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1: Đọc 4: Nỗi niềm tương tư

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Đọc 4: Nỗi niềm tương tư sách ngữ văn 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

NỖI NIỀM TƯƠNG TƯ

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả

- Vũ Quốc Trân ( không rõ năm sinh – năm mất) ông là người làng Đan Loan thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

- Ông sinh sống tại phố Hàng Đào, Hà Nội.

  1. Tác phẩm "Nỗi niềm tương tư"

- "Nỗi niềm tương tư" thuộc thể loại truyện thơ Nôm

- Vị trí: đoạn nói về nỗi niềm tương tư, thương nhớ của Tú Uyên sau khi gặp người đẹp trong một lần du xuân ở chùa Ngọc Hồ.

+ Về cốt truyện: Mở đầu cuộc tình duyên của Tú Uyên và Giáng Kiều: sau ngày xuân đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất, về nhà, chàng tưởng nhớ người đẹp mà mình đã gặp.

+ Về chủ đề: tình yêu tuổi trẻ với nỗi niềm nhớ nhung, mong đợi được gặp mặt.

+ Về nghệ thuật: miêu tả tâm trạng qua cử chỉ, hành động của Tú Uyên nhằm thể hiện nỗi tương tư, nhớ nhung Giáng Kiều một cách mòn mỏi, da diết.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Nhan đề “Nỗi niềm tương tư”

- Nhan đề đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật

- Cụm từ “nỗi niềm” cho ta hiểu nhân vật Tú Uyên đang có những tâm tư, tình cảm riêng sâu kín.

  1. Tâm trạng tương tư của Tú Uyên

Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện qua cử chỉ, hành động của chàng:

- Ngơ ngẩn ra về sau khi gặp người đẹp Giáng Kiều.

- Luôn buồn phiền, khổ não trong nỗi nhớ Giáng Kiều

- Mong muốn da diết được gặp lại người đẹp: “Vui xuân chung cảnh một trời”. Khi chưa được gặp nhau thì nỗi sầu buồn càng thêm khổ não: “Sầu xuân riêng nặng một người tương tư”.

  1. Đặc điểm của truyện thơ Nôm qua đoạn trích

- Do truyện – thuộc thể loại tự sự lại được viết bằng thơ nên đậm chất trữ tình. Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình được thể hiện qua đoạn trích "Nỗi niềm tương tư":

– Những biểu hiện của yếu tố tự sự:

+ Kể về sự kiện Tú Uyên sau ngày xuân đi chơi hội gặp Giáng Kiều, khi trở về chàng tương tư người đẹp.

+ Miêu tả cử chỉ, hành động của Tú Uyên với “Nỗi nàng canh cánh nào khuây”.

– Những biểu hiện của yếu tố trữ tình:

+ Âm điệu, vần điệu của câu thơ lục bát khi nhẹ nhàng, đằm thắm, cân xứng nhịp nhàng, khi đối lập tương phản thể hiện những cung bậc, sự đa dạng của tâm trạng nhớ mong.

+ Truyện viết bằng thơ, nhân vật dễ bộc lộ tâm trạng với những nỗi niềm, cảm xúc, suy tư. Với hình thức thơ để kể chuyện, tác giả dễ bộc lộ thái độ, cảm xúc của chính mình đối với nhân vật sự kiện.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung – ý nghĩa

 + Sử dụng những ẩn dụ, dùng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm lứa đôi, nỗi niềm tưởng nhớ: bướm – hoa.

+ Sử dụng những điển cố nói về tình yêu: cầu Hoàng, Tương Như Trác Văn Quân, sông Tương (hay sóng Tương).

+ Lời kể của tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật. Có khi lời tác giả đan xen lời nhân vật với hình thức lời độc thoại nội tâm.

  1. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật

- Thể hiện một cách tinh tế, kín đáo tình cảm lứa đôi (biện pháp nghệ thuật ẩn dụ).

- Bộc lộ nỗi niềm yêu thương, gắn kết một cách cô đọng, hàm súc theo đặc trưng của văn học trung đại “ý tại ngôn ngoại” (biện pháp nghệ thuật sử dụng điển cố).

- Nhập thân vào nhân vật để miêu tả cảm xúc âm thầm mà da diết của nhân vật (lời tác giả mang giọng điệu, cảm xúc bên trong của nhân vật).

=> Giáo án điện tử Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Đọc 4: Nỗi niềm tương tư

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay