Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập ngữ văn 11 bộ sách cánh diều với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức ngữ văn phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHUYÊN ĐỀ 1

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
  • Biết viết báo cáo nghiên cứu và thuyết trình về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
  • Yêu mến, tự hào, phát huy các giá trị văn học trung đại Việt Nam: yêu thích việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam.

 

 

PHẦN 1: NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

YÊU CẦU

  1. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • HS thu thập xử lý thông tin nhằm phát hiện và sáng tỏ một vấn đề chưa được giải quyết
  • Giải quyết được các khúc mắc chưa được làm sáng tỏ về văn học Việt Nam thời trung đại.
  • Hình thành một số thao tác, phương pháp cơ bản trong hoạt động nghiên cứu văn học trung đại: thao tác xử lí tư liệu, nghiên cứu liên ngành, phương pháp nghiên cứu văn học theo đặc điểm thể loại….
  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực riêng

-   Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn học trung đại

-   Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của giai đoạn phát triển của văn học trung đại

-   Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung và nghệ thuật của giai đoạn văn học trung đại

-   Năng lực phân tích, so sánh quan điểm sáng tác cũng như nghệ thuật của tác giả cùng thời kì.

  1. Phẩm chất

-        Biết trân trọng tài năng cũng như giá trị văn học trong thời kì đó.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

-   Giáo án

-   Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-   Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

-   Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

-   Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.    TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. A. KHỞI ĐỘNG
  2. a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS
  4. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Em đã học tác phẩm nào trong thời kì văn học trung đại Việt Nam? Hãy trình bày một số hiểu biết của em về sự ảnh hưởng của văn học thời kì nay đến nền văn học Việt Nam?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS nghe và suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-   GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá

-   GV dẫn dắt vào bài: Văn học trung đại Việt Nam được hình thành và –phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Văn học trung đại gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo nên một truyền thống văn học đặc sắc với rất nhiều tên tuổi cây đa cây đề như: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương…. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu các vấn đề văn học trung đại Việt Nam. Bài 1 – Tiết 1 – Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu lịch sử cũng như giai đoạn phát triển của Văn học trung đại Việt Nam
  2. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học trình bày giai đoạn phát triển của văn học trung đại
  3. Sản phẩm học tập: Khái quát được lịch sử của văn học trung đại Việt Nam
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Văn học trung đại Việt Nam

-       GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Hãy trình bày những hiểu biết của em về nền văn học trung đại Việt Nam?

+ Văn học trung đại Việt Nam chia thành mấy giai đoạn? Trình bày đặc điểm chính của mỗi giai đoạn đó?

-         HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Văn học trung đại Việt Nam

-            Văn học trung đại Việt Nam là tên gọi của bộ phận văn học viết được hình thành và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX. Văn học trung đại gứn liền với lịch sử dựng nước giữ nước của dân tộc, tạo dựng một truyền thống văn học đặc sắc với nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến….

-            Với mười thế kỉ phát triển văn học trung đại trải qua 4 giai đoạn:

+ Từ thế kỉ X đế thế kỉ XIV: Là thời kì nhà nước phong kiến Việt Nam tập trung xây dựng và phát triển một quốc gia độc lập, tự chủ, thống nhất, kiến tạo nền văn hiến dân tộc. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam ( Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)……

+ Thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII: Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi mở đầu giai đoạn xây dựng quốc gia Đại Việt thịnh trị, đất nước chai cắt. một số tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Trãi ( Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập), Thân Nhân Trung ( Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất), Lê Thánh Thông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ….

+ Thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX: Chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng dẫn đến suy thoái. Văn học phát triển rực rỡ tập trung phản ánh cuộc sống bất công, quan tâm đên số phận con người đấu tranh đòi quyền sống quyền hạnh phúc lứa đôi. Các tác phẩm truyện Nôm và ngâm khúc phát triển với Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Hoa tiên ( Nguyễn Huy Tự), Chinh phụ ngâm ( Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, thiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê Nhất Thống Trí….

-           Nửa cuối thế kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn thực dân Pháp xâm lược, triều định phong kiến để đất nước rơi vào tay giặc nhân dân vùng lên kháng chiến. Văn học phản ánh tinh thần yêu nước chống xâm lược với âm hưởng bi tráng tiêu biểu là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), thơ văn Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích….

è Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm và thành tựu khác nhau nhưng đều có điểm chung là văn học luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc, đất nước và số phận con người.

 

Hoạt động 2: Tập  nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

 

  1. Mục tiêu: Bước đầu học được cách nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  2. Nội dung: HS có thể hình thành một số thao tác cơ bản trong hoạt động nghiên cứu văn học
  3. Sản phẩm học tập: Xác định phương pháp nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

-  GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu và tìm hiểu

+ Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là gì?

+Đối với học sinh lớp 11 việc tập nghiên cứu văn học trung đại Việt nam có vai trò gì?

-         HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

a.     Khái niệm

-                    Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là hoạt động thu thập, xử lí thông tin nhằm phát hiện và làm sáng tỏ một vấn đề chưa được giải quyết hoặc hệ thống hóa một cách khoa học vấn đề đã được nghiên cứu về văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

b.     Vai trò

Việc tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại với HS lớp 11 có vai trò:

+ Bước đầu phát hiện và giải quyết một vấn đề còn khúc mắc hoặc chưa sáng tỏ về văn học Việt Nam thời trung đại

+ biết hệ thống hóa một vấn đề theo mục đích khoa học và thực tiễn.

+ Hình thành một số thao tác phương pháp cơ bản trong hoạt động nghiên cứu: Phương pháp xử lí tư liệu, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp so sánh văn học, phương pháp nghiên cứu văn học theo đặc điểm thể loại.

 

Hoạt động 3: Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS phát triển đề tài và nội dung nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  2. Nội dung: HS tiến hành nghiên cứu về một nội dung vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  3. Sản phẩm học tập: Những thông tin mà HS thu nhận được
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 3: Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Hoạt động 1: Từ ý tưởng nghiên cứu đến đề tài, nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

-                    GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. HS theo dõi và trả lời câu hỏi sau :

+ Ý tưởng nghiên cứu hình thành từ đâu?

+ Trình bày mối quan hệ giữa ý tưởng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu?

+ Việc xác định đề tài nghiên cứu có ảnh hưởng gì đến nội dung nghiên cứu?

+ Trình bày mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với mục đích và nội dung nghiên cứu?

-        HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-        Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam

-                    GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. HS theo dõi và trả lời câu hỏi sau :

- GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nhóm 1: Nghiên cứu về nội dung cảm hứng trong văn học trung đại Việt Nam?

+ Nhóm 2: Nghiên cứu một vấn đề về thể loại văn học, kiểu văn bản trong văn học trung đại Việt Nam.

+ Nhóm 3: Nghiên cứu một số vấn đề về ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.

+ Nhóm 4: Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong văn học trung đại Việt Nam?

+ Nhóm 5: Nghiên cứu một vấn đề về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

-        HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-        Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

III. Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

a.     Từ ý tưởng nghiên cứu đến đề tài, nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

-  Ý tưởng nghiên cứu có thể được hình thành trong quá trình học tập, đọc tài liệu khi có những băn khoăn thắc mắc chưa được giải quyết  hoặc khi có những vấn đề cần được làm sáng tỏ. Ý tưởng nghiên cứu có thể do học sinh tự tìm cũng có thể do thầy cô giáo gợi ý hoặc giao nhiệm vụ học tập.

-  Ví dụ:

+ Trong quá trình học tập HS tiếp xúc với nhiều văn bản có nội dung yêu bước từ đó hình thành ý tưởng nghiên cứu về vai trò, vị trí đặc điểm của nội dung yêu nước trong văn học trung đại.

+ Hiện tượng nhiều câu thơ của Truyện Kiều sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày ở nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi trong xã hội đương đại có thể đem đến ý tưởng nghiên cứu về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều.

-  Sau khi hình thành ý tưởng nghiên cứu cần xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài là sự cụ thể hóa những tiền đề và khả năng có thể biết. Ví dụ từ ý tưởng nghiên cứu về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều có thể hình thành đề tài nghiên cứu: Sự kết hợp giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương trong Truyện Kiều, ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều….

-  Mối quan hệ giữa ý tưởng và đề tài nghiên cứu (Phụ lục bảng 1)

-  Sau khi đã xác định được đề tài sẽ xác định được nội dung nghiên cứu. Cần đặt ra các câu hỏi giả thiết nghiên cứu góp phần xác định mục đích, phạm vi, nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích gì, phạm vi đến đâu, nội dung nào cần nghiên cứu…..

-   Mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với mục đích và nội dung nghiên cứu. (Phụ lục bảng 2)

2.   Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam

-                     Nhóm 1: Nghiên cứu về một nội dung cảm hứng trong văn học trung đại Việt Nam : cảm hứng yêu nước cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thiên nhiên

+ Cảm hứng yêu nước có thể nghiên cứu nội dung: ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào thời đại, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược, tư tưởng trung quân ái quốc…

+ Cảm hứng nhân đạo: Tinh thần yêu thương hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh, lên an những thế lực chà đạp lên cuộc sống của người lương thiện, nhất là phụ nữ, nêu lên khát vọng sống khát vọng hanh phúc, khát vọng tự do, khát vọng công lý chính nghĩa…

+ Cảm hứng thiên nhiên: đề tài về tùng cúc, trúc, mai, đề tài về địa danh, phong cảnh đất nước, đề tài về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông…..

-                    Nhóm 2: nghiên cứu một vấn đề vể thể loại văn học, kiểu văn bản trong văn học trung đại Việt Nam

+ THể loại tự sự: có thể nghiên cứu về truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, thơ Nôm…

+ Thể loại trữ tình: thơ chữ Đường luật, thơ nôm đường luật.

+ Kiểu văn bản: Nghị luận xã hội, nghị luận văn học trung đại qua một số tác phẩm.

-                    Nhóm 3: Nghiên cứu một vấn đề về ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam

+ Một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn học thời trung đại là tính tượng trưng ước lệ, thường sử dụng điển cổ:

·        Hình ảnh ước lệ, tượng trưng ở một số tác phẩm thơ hoặc trong sáng tác một số tác giả

·        Cách sử dụng điển cố trong một tác phẩm cụ thể.

-                     Nhóm 4: Nghiên cứu một vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong văn học trung đại Việt Nam

+ Đặc điểm nổi bật nhất của văn học trung đại là luôn có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa thời trung đại. Do đó có thể:

+ Nghiên cứu về văn hóa đề cao nhân nghĩa, đề cao con người

-                     Nhóm 5: Nghiên cứu một vấn đề về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

+ Những kiệt tác như: truyện Kiều, những tác phẩm lớn như Truyền kì mạn lục…. có nhiều vấn đề nghiên cứu: thể loại các tác phẩm, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện….

 

Mối quan hệ giữa ý tưởng và đề tài nghiên cứu (Phụ lục bảng 1)

Ý tưởng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu

Vị trí và đặc điểm thể loại trong văn học trung đại Việt Nam

-         Hệ thống thể loại trong văn học trung đại Việt Nam

-         Nghên cứu đặc điểm truyện thơ Nôm

-         Tìm hiểu đặc điểm thơ Nôm Đường luật

-         Nghiên cứu đặc điểm truyện truyền kì

-         Đặc điểm của văn  nghị luận trung đại Việt Nam

…………

Ngôn ngữ giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

-         Sự kết hợp giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương trong Truyện Kiều.

-         Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

-         Tác dụng ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

…………….

 

Mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với mục đích và nội dung nghiên cứu. (Phụ lục bảng 2)

Đề tài nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm truyện thơ Nôm

Chỉ ra và phân tích đặc điểm của truyện thơ Nôm, vận dụng đặc điểm đó để đọc hiểu truyện thơ Nôm

-         Đặc điểm truyện thơ Nôm về đề tài

-         Đặc điểm truyện thơ Nôm về cốt truỵện

-         Đặc điểm truyện thơ Nôm về nhân vật

-         Đặc điểm truyện thơ Nôm về ngôn ngữ

Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

Tìm hiểu những thành công nghệ thuật của ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

-         Hoàn cảnh giao tiếp

-         Mục đích giao tiếp

-         Đối tượng giao tiếp

 

Hoạt động 4: Một số phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam
  2. Nội dung: HS tiến hành nghiên cứu về một phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam
  3. Sản phẩm học tập: Những thông tin mà HS thu nhận được
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 4: Một số phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

-       GV chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Trình bày phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc điểm thể loại?

+ Nhóm 2: Trình bày phương pháp phân tích tác phẩm theo lịch sử?

+ Nhóm 3: Trình bày phương pháp phân tích tác phẩm liên ngành?

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

IV: Một số phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

-                     Nhóm 1: Trình bày phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc điểm thể loại

Thể loại giữ vai trò quna trọng trong văn học trung đại Việt Nam. Mỗi thể loại có những đặc điểm riêng. Khi sáng tác, các tác gia thường tuân theo những quy phạm về thể loại. Do vậy người nghiên cứu cần phân tích tác phẩm theo đặc điểm thể loại này hay nói cách khác là trên cơ sở đặc điểm thể loại để tìm hiểu phân tích tác phẩm.

-         Nhóm 2: Phương pháp lịch sử

+ Văn học trung đại Việt Nam gắn bó sâu sắc với lịch sử Việt Nam thời trung đại. Nhiều khi thời điểm lịch sử đồng thời là thời điểm văn học, một sự kiện lịch sử dẫn đến một sự kiện văn học và ngược lại sự kiện văn học góp phần ghi dấu mốc cho sự kiện lịch sử. Ví dụ: sự kiện lịch sử Lý Công Uẩn dời đô năm 1010 gắn với sự ra đời của Chiếu dời đô, cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt găn với vài thơ Sông núi nước Nam…..

+ Khi nghiên cứu theo phương pháp lịch sử cần lưu ý hai điều cơ bản: Thứ nhất phân tích trong mối tương quan với lịch sử và thứ hai đối tượng nghiên cứu được nhìn nhận trong sự vận động mang tính lịch sử- vận động theo thời gian lịch sử.

-         Nhóm 3: Phương pháp liên ngành

Ở thời trung đại văn học chưa hoàn toàn tách ra thành một loại hình nghệ thuật độc lập như thời hiện đại. Hiện tượng, văn sử triết bất phân là đặc điểm của văn học trung đại không có trong văn học hiện đại. Phương pháp liên ngành là hết sức cần thiết khi nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam. Phương pháp này trong nghiên cứu văn học cần đặt văn học trong mối quan hệ liên ngành với lịch sử, văn hóa, tư tưởng. Văn học phản ánh lịch sử, tư tưởng, văn hóa, đồng thời những yếu tố lịch sử văn hóa tư tưởng lại góp phần cắt nghĩa văn học.

 

Hoạt động 5: Thực hành nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thực hành nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  2. Nội dung: HS có thể tiến hành nghiên cứu cụ thể về một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 5: Thực hành nghiên cứu một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam

Hoạt động 1: Các bươc tiến hành

-                    GV chia HS thành từng nhóm để tiến hành thực hành nghiên cứu vấn đề văn học trung đại Việt Nam

+ Nhóm 1: từ ý tưởng đến xác lập đề tài nghiên cứu

+ Nhóm 2:  Từ đề tài nghiên cứu đến xác lập nội dung nghiên cứu

+ Nhóm 3: Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài và nội dung nghiên cứu

+ Nhóm 4: Triển khai đề tài nghiên cứu

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Thực hành nghiên cứu hoàn chỉnh một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam

-                    GV chia HS thành từng nhóm để tiến hành thực hành nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) và vận dụng ngôn ngữ Truyện Kiều trong giao tiếp

+ Nhóm 1: Xác định mục đích phạm vi nghiên cứu

+ Nhóm 2: Phương pháp nghiên cứu

+ Nhóm 3:  Nội dung nghiên cứu

+ Nhóm 4: Tài liệu tham khảo

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V: Thực hành nghiên cứu một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam

-   Nhóm 1: Từ ý tưởng nghiên cứu đến xác lập đề tài nghiên cứu

Khi xác lập đề tài nghiên cứu HS có thể tham khảo ý kiến hoặc sử dụng đề tài do thầy cô hay những nhà khoa học, những nhà nghiên cứu gợi ý.

Ví dụ:

Với ý tưởng nội dung yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam thì HS có thể triển khai các đề tài sau:

+ Đề tài 1: Cảm hứng yêu nước qua một số tác phẩm nghị luận thời trung đại

+ Đề tài 2: Ý thức độc lập dân tộc niềm tự hào dân tộc qua một số bài thơ trong văn học trung đại Việt Nam

+ Đề tài 3: Lòng yêu nước qua thơ viết về thiên nhiên trong văn học trung đại Việt Nam.

-         Nhóm 2: Từ đề tài nghiên cứu đến xác lập nội dung nghiên cứu

Những nội dung nghiên cứu được hình thành từ câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu. Giả thiết nghiên cứu là đáp án tạm thời, đáp án dự kiến cho câu hỏi nghiên cứu, xác lập nội dung dự kiến sẽ nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

-   Vị trí của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

-   Giá trị nhận đạo của thơ Hồ Xuân Hương qua hình tượng người phụ nữ

-                     Vẻ đẹp của người phụ nữ

-                     Bi kịch của người phụ nữ

-                     Khát vọng của người phụ nữ

-                     Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ

Nhóm 3: Thu nhập tài liệu có liên quan tới đề tài và nội dung nghiên cứu

+ Các nguồn thu thập tài liệu:

·        Thư viện (trường, địa phương…)

·        Internet: sử dụng các công cụ tìm kiếm với những địa chỉ tin cậy

+ Cách thức và nội dung tài liệu cần tìm kiếm

·        Dùng tên đề tài, tên đề mục của nội dung cần nghiên cứu để xác định tài liệu

Ví dụ: Vấn đề nghiên cứu là thể loại văn học trong văn học trung đại Việt Nam thì tìm đến tên những công trình nghiên cứu về thể loại.

·        Khi thu thập tài liệu cần phân loại theo nội dung nghiên cứu, ghi chép những vấn đề có liên quan tới nội dung nghiên cứu, đồng thời ghi lại những suy nghĩ của bản thân trong quá trình đọc tài liệu

-   NHóm 4: Triển khai đề tài nghiên cứu

+ Lập đề cương chi tiết cho những nội dung nghiên cứu

+ Nghiên cứu theo những nội dung được xác lập ở đề cương chi tiết

Hoạt động 2: Thực hành nghiên cứu hoàn chỉnh một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam

- Nhóm 1: Xác định mục đich, phạm vi nghiên cứu

+ Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về những thành công nghệ thuật của ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều để vận dụng vào đời sống xã hội đương đại

+ Phạm vi nghiên cứu: thành phần ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều những câu thơ Truyện Kiều được sử dụng trong giao tiếp.

-         Nhóm 2: Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp khảo sát hệ thống hóa: thống kê, phân loại những câu thơ Truyện Kiều được sử dụng trong giao tiếp

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích nội dung và nghệ thuật những câu thơ hay trong Truyện Kiều thể hiện ngôn ngữ giao tiếp.

+ Phương pháp liên ngành: Liên ngành giữa văn học và ngôn ngữ, liên ngành giữa văn học và văn hóa để tìm hiểu ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều.

-         Nhóm 3: Nội dung nghiên cứu

a.     Hoàn cảnh giao tiếp

+ Gặp gỡ - chia xa – đoàn tụ

+ Thuận lợi – khó khăn, hòa hợp – xung đột

b.     Đối tượng giao tiếp

+ Giao tiếp theo vai : ngang vai, trên dưới

+ Giao tiếp theo trình độ văn hóa

c.      Nội dung giao tiếp

+ Thể hiện tình cảm, ý chí

·        Tâm trạng: buồn- vui, yêu thương – căm giận, ngợi khen- chê trách….

·         Ý chí: hoài nghi – tin tưởng, chán nản – quyết tâm….

-         Thể hiện các mối quan hệ gia đình, xã hội

+ Quan hệ gia đình: cha con, chồng vợ, anh em

+ Quan hệ xã hội: lứa đôi, bạn bè, họ hàng, làng xóm

d.     Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều với đời sống đương đại

+ Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp ở Truyện Kiều trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống

+ Tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

·        Tăng tính chất hàm súc, thâm thúy trong giao tiếp

·        Tăng tính chất tinh tế, ứng xử văn hóa trong giao tiếp

-         Nhóm 4: Tài liệu tham khảo

+ Đỗ Hữu Châu (2003) Ngôn ngữ học đại cương

+ Đặng Thanh Lê (1979) Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm

+ Nguyễn Lộc (1997) Nghệ thuật điển hình hóa và ngôn ngữ “Truyện Kiều”

 Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX

+ Phạm Văn Nam (2009) Dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông theo hướng giao tiếp

+ Trần Đình Sử (2002) Thi pháp “Truyện Kiều”.

 

  1. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn học trung đại Việt Nam
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
  4. Sản phẩm học tập: Baì làm của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tự chọn một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam triển khai thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc ở nhà

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
  • Gợi ý:

Em hãy dựa vào kiến thức đã học chọn một vấn đề của văn học trung đại để triển khai nghiên cứu: cảm hứng nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Trãi, hoặc cảm hứng yêu nước trong Nam quốc sơn hà…..

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết bài
  4. Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Cảm hứng nhân đạo thể hiện trong văn học trung đại Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian sưu tầm ở nhà qua

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
  • Gợi ý:
  1. Khái quát tình hình văn học trung đại Việt Nam:

- Tình hình xã hội

+ Từ thế kỉ X nước ta đã giành được quyền tự chủ (938).

+ Giai cấp phong kiến Việt Nam đóng vai trò tích cực trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, điển hình như kháng chiến chống giặc Tống, quân Mông Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh và thực dân Pháp xâm lược (1858).

+ Xã hội bao gồm hai tầng lớp chính đó là phong kiến và nông dân.

- Tình hình văn học

+ Văn học trung đại (hay là văn học viết thời phong kiến) từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX đi cùng với sự xuất hiện của một số tác phẩm văn học của các tác giả hoặc khuyết danh.

+ Tầng lớp tinh thông và tâm huyết về hán học có tinh thần dân tộc công khai mở đầu cho dòng văn học viết này.

+ Văn học trung đại ra đời đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình văn học Việt Nam cùng với văn học dân gian làm cho diện mạo văn học của dân tộc được hoàn chỉnh và phong phú.

+ Văn học trung đại gồm hai thành phần chính

- Văn học chữ Hán

+ Được sáng tác bằng chữ Hán, song vẫn có tinh thần dân tộc cao bởi phản ánh được tình hình đất nước, xã hội và con người Việt Nam. Mặc dù vậy thì bộ phận văn học này vẫn có những hạn chế nhất định bởi vì chữ Hán không được dùng phổ biến ở nước ta (thường chỉ dùng trong tầng lớp quý tộc).

+ Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu như: Nguyễn Trãi (Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Lam Sơn thực lực, Phú núi chí linh, Quân trung từ mệnh tập…), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân thi tập), Nguyễn Dữ (truyền kỳ mạn lục), Ngô gia văn phái (Hoàng Lê nhất thống chí), Lê Hữu Trác (Thượng kinh kí sự)…

- Văn học chữ Nôm

+ Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán (khoảng thế kỷ XIII), tuy nhiên đây lại là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển văn học của dân tộc.

+ Nhìn chung, văn học chữ Nôm ra đời được thuận lợi hơn khi đã phản ánh một cách trung thực hiện thực cuộc sống cũng như đời sống tâm hồn con người Việt Nam thời bấy giờ.

- Văn học chữ Quốc ngữ

+ Xuất hiện từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, chữ quốc ngữ được dùng để sáng tác văn học.

+ Đến đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ mới được dùng phổ biến và trở nên rộng rãi, trở thành văn tự gần như duy nhất để sáng tác văn học ở nước ta.

2.BIểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại

- Cảm thông, chia sẻ với số phận con người bất hạnh

- Khẳng định, trân trọng, đề cao phẩm chất, tài năng, những quan hệ đạo đức tốt đẹp và khát vọng chính đáng của con người.

 

- Tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người, bênh vực, bảo vệ và thay con người nói tiếng nói đấu tranh cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng về công lí chính nghĩa của họ.

- Các tác phẩm: Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác thiền sư), Binh Ngô đại cáo, Tùng, Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Ghét chuột, Nhàn... (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)...

  • Hướng dẫn về nhà

+ Ôn tập bài học về nhà Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

+ Soạn bài : Viết báo cao nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

 

 

 

Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 sách cánh diều với cuộc sống, giáo án chuyên đề ngữ văn 11 kết nối, giáo án ngữ văn chuyên đề 11 sách KNTT

Giáo án lớp 11 mới cánh diều, kết nối, chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay