Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in

Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Ngữ văn 11 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU BÀI SÓNG

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : SÓNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • HS nhận biết và phân tích được một số nét đặc trưng của thơ trữ tình dựa trên các phương diện: giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản, ý nghĩa của yếu tố tự sự trong thơ...
  • HS nhận biết và phân tích được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong thơ ( thể hiện qua văn bản đọc)
  • HS đồng cảm với tình yêu son sắt giữa hai nhân vật và có thái độ ngợi ca tình yêu đó.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sóng

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Sóng

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Trân trọng gia trị nhân văn, sự chân thành, chung thủy, lòng vị tha, nhân hậu trong tình yêu.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Sóng
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ một số bài thơ của Xuân Quỳnh
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở:

+  Ngoài tác phẩm Sóng, Thuyền và biển của Xuân Quỳnh em còn biết thêm bài thơ nào của bà? Hãy kể tên một số bài thơ tiêu biểu mà em tìm hiểu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về những bài thơ của Xuân Quỳnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý: Tự hát, Thơ tình cuối mùa thu, Mẹ của anh….
  • GV dẫn dắt vào bài: Xuân Diệu đã từng viết những câu thơ về tình yêu như sau:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

Tình yêu vốn là một đề tài bất tận, một nguồn cảm xúc bất diệt trong thơ ca. Tình yêu hàm chứa mọi cung bậc của cảm xúc từ vui buồn, lo âu, thấp thỏm cho đến vỡ òa cảm xúc. Đưa con người đi hết từ cảm xúc này đến cảm xúc khác từ  những thất vọng, đau khổ tột cùng cho đến hạnh phúc vỡ òa. Nếu như Xuân Diệu được ví như ông hoàng thơ tình thì Xuân Quỳnh chính là nữ hoàng tình ca. Thơ của bà là tiếng lòng khát khao tình yêu bất diệt, là bản năng rất đỗi dịu dàng của người con gái khi yêu đôi khi nó cũng là cái lắc đầu đầy đáng yêu nữ tính. Hãy cùng Xuân Quỳnh tìm hiểu các cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu qua văn bản Sóng.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại truyện thơ dân gian và truyện thơ nôm
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức về thể loại truyện thơ dân gian và truyện thơ nôm
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến thể loại truyện thơ dân gian và truyện thơ nôm
  4. Tổ chức thực hiện

HỌAT ĐỘNG CỦA GV -HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để trả lời các câu hỏi sau:

+ Trình bày một số hiểu biết của em về thể loại truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

1. Thể loại truyện thơ

- Truyện thơ thuộc loại hình tự sự được viết dưới dạng thơ, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể. Với dung lượng lớn bao quát nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật.

- Truyện thơ bao gồm có cảm hứng sử thi và thế sự. Nhưng cảm hứng thế sự bao giờ cũng lớn hơn.

- Truyện thơ có lịch sử lâu đời, trong nhiều nền văn học, và chịu sự chi phối của các điều kiện văn hóa, xã hội cụ thể.

2. Truyện thơ Nôm

- Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, phần lớn theo thể lục bát. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

- Truyện thơ Nôm vừa phản ánh cuộc sống qua cốt truyện vừa bộc lộ thái độ, tâm trạng của nhân vật và tác giả.

- Căn cứ vào nội dung và nghệ thuật có thể chia truyện thơ Nôm thành: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học.

- Truyện thơ Nôm bình dân thường khuyết tác giả, thường lấy đề tài, cốt truyện từ truyện dân gian như cổ tích, ngôn ngữ nôm na, mộc mạc….

 - Truyện thơ Nôm bác học có tên tác giả, lấy đề tài cốt truyện từ những tác phẩm cổ của Trung Quốc nhưng lại được sáng tạo lại một cách độc đáo…

- Cốt truyện của truyện thơ Nôm được xây dựng gồm 3 phần: Gặp gỡ - thử thách – đoàn tụ.

- Nhân vật truyện thơ Nôm gồm: chính diện và phản diện tương ứng với chính – tà, thiện – ác. Nhân vật được miêu tả với biểu hiện bên ngoài hơn là đời sống nội tâm. Tính cách nhân vật thường tĩnh tại, ít có sự vận động và phát triển.

- Hình thức ngôn ngữ: ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp và ngôn ngữ nửa trực tiếp. Phổ biến nhất là ngôn ngữ gián tiếp. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba.

 

 

Hoạt động 2: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Sóng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Sóng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Sóng
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV chia lớp thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về nữ sĩ Xuân Quỳnh?

+ Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời, bố cục của tác phẩm Sóng?

-   Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.Tìm hiểu chung

1.    Tác giả

a.     Cuộc đời

-  Tên: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

-  Năm sinh – năm mất: 1942 – 1988

-  Quê quán: Làng La Khê xã Văn Khê tỉnh Hà Tây. Nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.

-  Cuộc đời đa đoan với nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, luôn khát khao tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống.

-  Hồn thơ của bà là cái
“tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh vị tha.

-  Là nhà thơ tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ cũng là nhà thơ nữ đáng chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

-  Phong cách thơ là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, vừa chân thành đằm thắm, da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.

-  Năm 2001 bà được Nhà nước truy tặng giải thưởng về Văn học nghệ thuật.

b.     Tác phẩm tiêu biểu

Một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh bao gồm:

+ Tơ tằm – chồi biếc ( thơ, in chung, nhà xuất bản văn  học 1963)

+ Hoa dọc chiến hào ( thơ, in chung 1968)

+ Gió Lào, cát trắng ( thơ, 1974)

+ Lời ru trên mặt đất (thp, 1978)

+ Sân ga chiều em đi ( thơ 1984)

+ Tự hát ( thơ 1984)

2.   Tác phẩm

a.   Hoàn cảnh sáng tác

-       Bài thơ được sáng tác năm 1967 và in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968)

b.   Bố cục tác phẩm

-  Bố cục : 3 phần

+ Phần 1: Khổ 1+2 : Sóng đối tượng cảm nhận của tình yêu

+ Phần 2: 5 khổ tiếp theo: Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu

+ Phần 3: 2 khổ còn lại: Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật em

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Sóng
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Sóng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Sóng
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong 2 khổ thơ đầu hình tượng sóng xuất hiện như thế nào?

+ Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện khát vọng tình yêu của mình?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

Nhiệm vụ 2: Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Hình tượng sóng gợi lên những suy nghĩ gì về tình yêu?

+ Nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện như thế nào qua hình tượng sóng?

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật em

-       GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS:

+ Hai khổ cuối tác giả đã thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu như thế nào?

+ Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức  Viết lên bảng.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Sóng

+ Trình bày những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Sóng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức  Viết lên bảng

II.Tìm hiểu chi tiết

1.    Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu

Mở đầu là những trạng thái đầy đối lập của người con gái:

+ Dữ dội – dịu êm/ ồn ào – lặng lẽ

 => 2 trạng thái đối cực cũng là sự phức tạp của tình yêu.

+ Hình ảnh sóng vượt không gian ra khỏi sông tìm đến bể như khát vọng tình yêu của nhân vật em, hướng đến những điều vĩ đại.

-  Quy luật của sóng: xưa – nay => vẫn thế

-  Quy luật của tình cảm : tình yêu luôn là khát vọng muôn đời.

ð Sóng như tình yêu lúc mãnh liệt, cuồng nhiệt khi thì dịu êm sâu lắng. Tồn tại vĩnh cửu cùng tình yêu và tuổi trẻ.

 

 

 

 

2.   Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu

a.    Khổ 3+4+5

-   Câu hỏi “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?”. Là tâm lí thường thấy trong tình yêu. Rất hiểu về tình yêu nhưng lại có nhiều sự tò mò.

-  Cái lắc đầu tự nhiên “em cũng không biết nữa” thể hiện sự hồn nhiên trong tình yêu.

-  Khổ thơ thứ 5 thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt. Bao trùm lên cả không gian “dưới lòng sâu…. Trên mặt nước…”.

+ Thao thức trong mọi khoảnh khắc thời gian: “Ngày đêm không ngủ được” => thể hiện nỗi nhớ da diết và sâu đậm

+ Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức “ Lòng em nhớ đến anh cả trong mơ còn thức” => Tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của nhân vật.

+ Vừa hóa thân vừa trực tiếp xưng ‘em’ => tình yêu mãnh liệt, phép điệp tạo âm điệu nồng nàn tha thiết cho lời thơ

è  Bày tỏ tình yêu một cách  chân thành tha thiết mà mạnh dạn mãnh liệt.

b.   Khổ 6+7

+ Trong 2 khổ thơ thể hiện lòng chung thủy của người con gái trong tình yêu. “Dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương bắc”, “phương nam”… => Sự thủy chung dù ở bất kì khoảng cách không gian nào.

+ Từ nỗi nhớ trong tình yêu để làm nổi bật tình cảm chung thủy duy nhất của người con gái.

+ Cụm từ “ở ngoài kia” gợi tả ánh mắt hướng về xa những con sóng vượt khoảng cách để ôm ấp bến bờ. Cũng như “em” muốn được gần bên anh được hòa nhịp vào tình yêu với anh.

ð  Người phụ nữ hồn nhiên tha thiết yêu đời và hi vọng mãnh liệt về tình yêu cuộc đời.

3.        Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật em

 Sóng xa bờ vẫn tìm được bến bờ, cũng như khẳng định em với anh dù trăm sông ngàn núi vẫn tìm thấy nhau.

-   Những cụm từ “tuy dài thế”, “vẫn đi qua”, “dẫu rộng” như chứa đựng những lo âu => Thể hiện niềm tin của tác giả những người yêu nhau sẽ mạnh mẽ để vượt qua trắc trở tìm về nhau.

-  Hình ảnh ẩn dụ thể hiện niềm tin mãnh liệt cũng như khát vọng về sự thủy chung.

-  Yêu thương mãnh liệt nhưng cao cả muốn hòa với cái chung để vĩnh cửu tình yêu thương.

-  Muốn hòa vào con sóng biển cả bởi trong quan niệm của nhà thơ số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. => thể hiện một khát vọng mãnh liệt tình yêu bất diệt.

-  Khổ thơ cuối đã khẳng định một ước muốn vĩnh viễn hóa tình yêu. Nhịp thơ nhanh và gấp.

-  Bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”. Sóng và em tuy hai mà một vừa e thẹn lại vừa trữ tình.

III.Tổng kết

1.   Nội dung

+ Dựa vào việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.

+ Niềm khao khát về tình yêu, hạnh phúc của một người phụ nữ vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tình yêu.

2.   Nghệ thuật

+ Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào

+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng

+ Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính

+ Xây dựng hình ảnh ẩn dụ - với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ

+ Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập - tương phản,...

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Sóng
  2. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN SÓNG

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển nào?

A. Sầm Sơn - Thanh Hóa

B. Cô Tô - Quảng Ninh.

C. Diêm Điền - Thái Bình

D. Vân Đồng - Quảng Ninh

Câu 2: Thông tin nào sau đây không chính xác khi nói về tiểu sử nhà thơ Xuân Quỳnh?

A. Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

B. Quê ở tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội.

C. Ngay từ khi còn nhỏ đã làm thơ.

D. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công.

Câu 3: Bài thơ Sóng có thể chia tối cục thành mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4: Câu thơ nào dưới đây không được trích ra từ bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?

A. "Khi hai đứa cầm tay".

B. "Sóng bắt đầu từ gió".

C. "Ôi con sóng ngày xưa".

D. "Mây vẫn bay về xa".

Câu 5: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:

A. Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.

B. Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu.

C. Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.

D. Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.

Câu 6: Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?

A. Anh.

B. Sóng.

C. Tự hát.

D. Thuyền và biển.

Câu 7: Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?

A. Hoa trên đá.

B. Gió Lào cát trắng.

C. Tự hát.

D. Hoa dọc chiến hào.

Câu 8: Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh ước muốn được “Thành trăm con sóng nhỏ”:

A.   Đó là ước mơ ngông cuồng, phi lí.

B.   Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực, trước giới hạn đời người.

C.   Ước muốn thành sóng để trốn kiếp làm người.

D.   Ước muốn của những người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.

Câu 9: Tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?

A. Sôi nổi, đắm say

B. Trắc trở, lo âu

C. Lắng sâu, đằm thắm

D. Hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng đời thường

tế.

Câu 10: Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?

A. "Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.

B. Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.

C. Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.

D. Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Sóng hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1.C

2.D

3.B

4D

5.C

6.D

7.A

8.D

9D

10.C

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau

Câu 1: Sưu tầm 1 vài bài thơ có hình ảnh sóng và biển.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Câu 1:

Sóng Biển

Sóng bạc đầu..nhưng vẫn còn rất trẻ

Cả muôn đời..luôn mạnh mẽ khát khao

Giữa khơi xa..sóng chẳng thể khi nào

Quên tình nghĩa..không vào bên bờ cát

 

Cứ như thế..vẫn rì rào sóng hát

Bản tình ca..khao khát được yêu thương

Giữa khơi xa..thăm thẳm đến vô thường

Lòng biển nhớ..những canh trường trăn trở

 

Và như thế..bình minh đầy duyên nợ

Sóng dâng trào..như sợ mất tình xưa

Ôm vào lòng..chẳng biết thiếu hay thừa

Mà mải miết..sớm trưa và vội vã

 

Bờ cát vẫn..dành tình thương tất cả

Dẫu muôn đời..sóng nghiêng ngả nơi đâu

Từ bình minh..và những lúc đêm thâu

Bờ với sóng..dẫu bạc đầu vẫn thế.

Quốc Phương

 

 

Biển và Nỗi nhớ

Anh có biết biển chính là hơi thở

Thuở ngày xưa quê ngoại tuổi còn thơ

Chiều hương quê một thuở vẫn đi về

Tình biển mặn theo em bao kỷ niệm

 

Anh có biết những chiều buồn bên biển

Nhớ tuổi thơ ngày ấy chẳng quay về

Giờ mình em trên khắp nẻo sơn khê

Sóng cũng buồn vọng về bao nỗi nhớ

 

Em yêu biển một đời em yêu lắm

Vỗ về em bao đêm thức đợi chờ

Biển chơi vơi sầu theo câu tình lỡ

Nỗi niềm trao con sóng thủy triều vơi

Biển vẫn xanh như ngày ấy anh ơi

Theo tháng ngày chốn xa xôi em gửi

Thuyền anh đi đã phôi pha dịu vợi

Em lại ngồi sầu lặng đợi tình anh

 

Chỉ có biển hiểu lòng em đêm lạnh

Đón chờ người bao lượt giữa trùng khơi

Đếm cô đơn trong thương nhớ bồi hồi

Đời biển lặng hãy thôi đừng nổi sóng…

Phú Sĩ

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
  3. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in ngữ văn 11 cánh diều, tải giáo án văn 11 cánh diều bản chuẩn, soạn ngắn gọn ngữ văn 11 cánh diều bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án ngữ văn 11 CD dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay