Nội dung chính Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 3: Ôn tập
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Ôn tập sách ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP
I. Bài tập 1
Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
* Đặc điểm:
- Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề,...
- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.
+ Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm.
+ Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,... từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.
+ Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
* Mục đích: để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề đời sống hoặc văn học.
* Nội dung chính của văn bản nghị luận là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc. Để xác định nội dung, căn cứ vào nhan đề văn bàn; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
* Ý kiến lớn: quan điểm chính mà người viết muốn thuyết phục người đọc
- Ý kiến nhỏ nêu ra để bổ trợ cho ý kiến lớn.
II. Bài tập 2
| Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian | Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" | Sức hấp dẫn của truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" |
Ý kiến | Đề cao trí tuệ của nhân dân | - Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình - Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc. | Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc. |
Lí lẽ và bằng chứng | - Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. + Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời - Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ + Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí - Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình. + Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”. | + Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục + Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất. Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở + Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài + Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn + Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó + Bằng chứng 2.2: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng | - Chi tiết chiếc lá cuối cùng + Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh - Kết thúc bất ngờ + Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng + Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào
|
Mục đích viết | - Chi tiết chiếc lá cuối cùng. + Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh. - Kết thúc bất ngờ + Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng + Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào | - Chi tiết chiếc lá cuối cùng + Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh. - Kết thúc bất ngờ + Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng + Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào. | Bình luận về sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. |
Nội dung chính | Khẳng định trí thông minh của nhân dân. | khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen | Khẳng định sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng và kết thúc bất ngờ. |
III. Bài tập 3
Khi biết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý:
- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.
- Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm khái quát từ nét tính cách, phẩm chất nhân vật.
- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến.
- Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.
- Bố cục bài viết cần đảm bảo đủ mở bài, thân bài, kết bài.
IV. Bài tập 4
* Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước:
- Bước 1: Chuẩn bị
+ Thành lập nhóm và phân công công việc
+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận
+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
- Bước 2: Thảo luận
+ Trình bày ý kiến
+ Phản hồi các ý kiến
* Về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm, em cần lưu ý:
- Người nghe:
+ Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.
+ Nêu điều tâm đắc của em.
+ Bổ sung ý kiến cho bạn.
- Người nói:
+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị.
+ Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc.
+ Rút kinh nghiệm cho bản thân.
=> Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời tiết: Ôn tập trang 75