Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 10: Khởi động dự án
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Khởi động dự án sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
TIẾT…: THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN: CHINH PHỤC NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI
I. CUỐN SÁCH MỚI – CHÂN TRỜI MỚI
II. ĐỌC CÙNG NHÀ PHÊ BÌNH: VẺ ĐẸP GIẢN DỊ VÀ CHÂN THẬT CỦA QUÊ NỘI (VÕ QUẢNG)
- Tìm hiểu chung
1.1. Nội dung
- Câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương nông thôn miền Trung. Các nhân vật là những người nông dân bình thường vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa tự chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.
1.2. Nghệ thuật
- Tác giả đã nêu ý kiến về người kể chuyện vai “tôi”, nêu các bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến,…
- Đọc văn bản
2.1. Đọc văn bản
2.2. Vấn đề được nêu ra đề bàn luận trong VB
- Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm.
- Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm.
- Ý kiến của người viết về người kể chuyện trong tác phẩm.
- Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm.
- Đọc hiểu văn bản
3.1. Vấn đề nêu ra bàn luận
Vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng.
3.2. Ý kiến của người viết
- Về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm: Nội dung câu chuyện xảy ra trong khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công.
- Về thế giới nhân vật: Các nhân vật là người nông dân bình thường…, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai Dĩ, thầy Lê Tảo,… là những con người thật đáng yêu…
3.3. Cách nêu bằng chứng của người viết trong VB
- Lược thuật, tóm tắt, không trích đoạn trực tiếp vì tác phẩm truyện dài và nhiều chi tiết.
- Đưa ra những dẫn chứng cụ thể, bóc tách, cảm nhận sâu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
3.4. Mối quan hệ giữa mục đích viết, đặc điểm và nội dung chính của VB
- Những đặc điểm nghệ thuật và nội dung của tác phẩm đã được thể hiện trong việc người viết nêu ý kiến về hoàn cảnh đời sống, về thế giới nhân vật, về người kể chuyện (sử dụng lí lẽ rõ ràng và bằng chứng cụ thể)
- Người viết nhận xét chung về sức hấp dẫn của VB (phần cuối).
III. ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG NHÂN VẬT
+ Bạn từ đâu đến? Vì sao bạn lại trở thành nhân vật trong tác phẩm này?
+ Sở thích của bạn là gì? Bạn thấy mình có gì nổi bật (về sở thích, tính cách)?
+ Bạn muốn nói điều gì nhất nếu được kể về cuộc đời của chính mình?
+ Bạn quan tâm đến ai hay điều gì hơn cả?
+ Điều bạn muốn làm tiếp là gì nếu bước ra ngoài trang sách?
IV. ĐỌC VÀ TRÒ CHUYỆN CÙNG TÁC GIẢ
- Văn bản Mon và Mên đang ở đâu?
- Mon và Mên là hai cậu bé trong chính tuổi thơ của tác giả.
- Nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non” vì tất cả đều nghĩ về bãi sông và lo lắng cho bầy chim chìa vôi non.
- Cậu bé – người “phỏng vấn” tác giả - ngạc nhiên vì tác giả không cùng Mon và Mên đi cứu bầy chìa vôi, cậu bé cũng lo Mon và Mên gặp nguy hiểm khi bơi thuyền ra bãi sông.
- Ngoài Mon và Mên, lũ trẻ trong làng là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sống và bầy chim chìa vôi.
- Mon va Mên ngang tuổi tác giả và có thể đã không còn ở trỏng làng nữa. Bầy chim chìa vôi đã bay đi rất xa.
- Lựa chọn cuốn sách