Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6: Con mối và con kiến
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Con mối và con kiến sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. CON MỐI VÀ CON KIẾN
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Đọc – kể tóm tắt
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu … tủ hòm thiếu đâu?: Lời hỏi của con mối.
+ Phần 2: Còn lại: Lời đáp của con kiến
- Thể loại: truyện thơ ngụ ngôn.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
- Tác giả
- Tên: Nam Hương
- Năm sinh – năm mất: 1899 – 1960
- Quê quán: Hà Nội
- Thể loại sáng tác: truyện ngụ ngôn, thơ ca.
- Phong cách nghệ thuật: trong sáng, giản dị, gần gũi, thể hiện tâm hồn tinh tế và giàu yêu thương.
- Tác phẩm tiêu biểu: Gương thế sự (1920), Ngụ ngôn mới (1935), Thơ ngụ ngôn (1937), Bài hát trẻ con (1936),…
- Tác phẩm
- Trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thương biên soạn và tuyển chọn.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Lời hỏi của con mối
- Không gian: trong nhà
- Lời hỏi của con mối khi nhìn thấy kiến:
+ Tội tình gì lao khổ lắm thay!
+ Thân thế vẫn gầy thế kia
+ Chúng ta chẳng hề khó nhọc mà vẫn ồ uề béo trục béo tròn
+ Ở ăn ghế chéo bàn tròn, nhà cao cửa rộng, tù hòm thiếu đâu?
=> Mối chê bai kiến làm việc vất vả mà vẫn cứ gầy gò, ốm yếu. Đồng thời, mối khoe rằng mình chẳng cần làm gì cũng khỏe mạnh và sung sướng.
- Lời đáp của con kiến
- Lời đáp của con kiến:
+ Hễ có làm thì mới có ăn
+ Sinh tồn là cuộc khó khăn
+ Vì đàn và tổ nên thân gầy gò
è Kiến làm lụng chăm chỉ, vất vả để kiếm sống, sinh tồn trong cuộc sống khó khăn này. Bản thân loài kiến vốn gầy gò nên dù làm mãi cùng chẳng bao giờ là đủ.
- Lời nói của con kiến về lối sống của con mối:
+ Chẳng vun thu xứ sở
+ Cứ đục vào chỗ ở mà xơi
=> Kiến phê phán lối sống của mối, sống quá hưởng thụ, chỉ biết nghĩ cho mình mà không biết nghĩ cho người khác.
- Hậu quả của lối sống của mối:
+ Đục cho rỗng hết mọi nơi
+ Nhà kia đổ xuống thì đi đời.
Với lối sống chỉ biết hưởng thụ, không chịu khó làm lụng nên chắc chắn một ngày nào đó mối sẽ mất tất cả và chẳng còn lại gì.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung – ý nghĩa
- Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay.
- Khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng, cuộc sống mới có thể êm ấm và bền vững.
- Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
- Nhân vật gần gũi, sinh động, tạo nên hai hình ảnh đối lập.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 3. Con mối và con kiến