Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG (TRÌNH BÀY Ý KIẾN TÁN THÀNH)
1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG (TRÌNH BÀY Ý KIẾN TÁN THÀNH).
- Vấn đề trong đời sống được nêu để bàn luận phải rõ ràng, xác đáng.
- Bài viết phải nêu được một quan niệm về vấn đề và ý kiến cần bàn luận.
- Bài viết phải thể hiện sự tán thành của người viết về quan niệm đã nêu.
- Bài viết đưa ra được những lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, cụ thể, có sức thuyết phục để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ.
2. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO
- Bài viết nêu vấn đề: Vai trò của gia đình đối với sự trưởng thành của mỗi người.
- Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi người.
- Người viết tán thành với ý kiến đó: Riêng tôi, sau khi su nghĩ kĩ, tôi thấy Hồng Minh hoàn toàn có lí.
- Ông bà, cha mẹ không chỉ nuôi dưỡng, mà còn dạy bảo những điều hay lẽ phải cho ta từ thưở ấu thơ; tình cảm thiêng liêng cao đẹp, sự đối xử của các thành viên trong gia đình với nhau là những bài học thấm vào ta một cách tự nhiên.
- Người viết nhớ lại một kỉ niệm: giơ 4 ngón tay lên để trả lời cho câu hỏi của người lớn, khiến mẹ phải nhắc nhở. Điều này thành bài học đáng nhớ về thái độ trong giao tiếp.
3. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC
- Lựa chọn đề tài:
+ Xác định mục đích viết: Khẳng định sự tán thành ý kiến thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình.
+ Xác định người đọc: Thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề được bàn luận.
- Tìm ý: phải được tiến hành bài bản thì mới đáp ứng được yêu cầu.
- Lập dàn ý:
* Mở đoạn: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.
* Thân đoạn:
+ Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.
+ Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:
- Ý 1: khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- Ý 2: khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- Ý 3: khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- …
* Kết đoạn: Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.