Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG (TRÌNH BÀY Ý KIẾN PHẢN ĐỐI)

1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG (TRÌNH BÀY Ý KIẾN PHẢN ĐỐI).

- Bài viết phải nêu được một cách rõ ràng vấn đề đời sống cần bàn luận. Theo định hướng của phẩn biết này, đó phải là ý kiến không phù hợp với quan điểm của người viết, cần thể hiện sự phản đối bằng bài văn nghị luận.

- Bài viết phải thể hiện được ý kiến phản đối của người viết

- Bài viết phải nêu được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối hoàn toàn có căn cứ 

2. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

BẢNG PHẢN HỒI KẾT QUẢ THẢO LUẬN CỦA HS

Quan niệm về vấn dề sống được nêu để bàn luận

Bài viết đề cập đến quan điểm mà một HS nêu ra: chỉ làm việc lớn, không thích làm việc nhỏ, vì việc nhỏ là việc vô nghĩa. Từ đó nảy sinh ý kiến cần bàn luận, quan điểm này được nêu ở phần Mở bài.

Ý kiến phản đối của bản thân về quan niệm đó

Người viết bày tỏ ý kiến phản đối quan điểm nêu trên của một HS (Theo tôi, câu nói đó dã bộc lộ một quan điểm thật khó chấp nhận)

Những lí lẽ đưa ra để chứng tỏ sự phản đối có cơ sở

Ai cũng phải làm những việc lớn của đời mình, cho nên không vì phải giải quyết việc lớn mà trốn tránh những việc nhỏ thuộc trách nhiệm của bản thân; nếu mình không làm thì đùn đẩy việc nhỏ cho ai?; việc nhỏ không đồng nghĩa với việc vô nghĩa, có những việc tuy nhỏ mà ý nghĩa rất lớn lao;...

Những bằng chứng cần nêu để củng cố cho lí lẽ

Ông Ni-nô-mi-gia, một doanh nhân người Nhật đã đến Hồ Gươm nhặt rá vào mỗi sáng Chủ nhật. Việc làm đầy ý nghĩa của ông đã có sức lan tỏa rất lớn, tác động đến nhận thức của nhiều người.

3. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

- Lựa chọn đề tài:

+ Xác định mục đích viết: Phản đối quan điểm, cách hiểu không đúng về một vấn đề, nhằm góp phần tạo nên một sự thay đổi tích cực trong đời sống

+ Xác định người đọc: Thầy cô, bạn bè và những ai quan tâm đến vấn đề. 

- Tìm ý: phải được tiến hành bài bản thì mới đáp ứng được yêu cầu.

- Lập dàn ý:

+ Mở bài nêu vấn đề cần bàn luận và khẳng định ý kiến phản đối của người viết.

+ Thân bài trình bày lần lượt từng ý, nêu các lí do của việc phản đối, mỗi ý đều gắn với lí lẽ và dẫn chứng.

+ Kết bài khẳng định lại ý kiến và rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay