Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài Ôn tập học kì II tiết 2

Hệ thống kiến thức trọng tâm Ôn tập học kì II tiết 2 sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHIẾU HỌC TẬP

A. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

  1. Đọc
  2. Đọc văn bản

- Nội dung: VB trình bày vấn đề khát vọng phát triển khoa học để thực hiện ước mơ chinh phục thế giới của con người. 

- Hình thức: Nửa là văn bản nghị luận, nửa là văn bản thông tin è Truyện khoa học viễn tưởng.

  1. Thực hiện các yêu cầu
  2. Chọn phương án đúng

- Câu 1: B

- Câu 2: C

  1. Trả lời câu hỏi

- Câu 1: Theo đoạn trích, nhận thức khoa học làm thành điểm tựa hành động cho giáo sư Xan-va-tô là: “con người chưa được hoàn thiện” và việc cải tạo thể chất của con người không chỉ phù hợp với khả năng của khoa học, mà còn không làm trái với những gì thực tế đã diễn ra trong quá trình tiến hóa dài lâu của các sinh vật.

- Câu 2: Những dấu hiệu khẳng định VB chứa đựng đoạn trích là truyện khoa học viễn tưởng:

+ Đoạn trích chứa đựng những thông tin đích thực mang tính khoa học.

+ Thành tựu mà nhân vật đã đạt được là thành tựu mà cho đến hiện nay, khoa học vẫn chưa chạm tới.

+ Không khí nghệ thuật bao trùm cả đoạn trích là động cơ khoa học, khát vọng phát triển khoa học để đưa cuộc sống con người phát triển lên tầm cao mới. 

- Câu 3:

+ Viết lại câu:

  1. Ích-chi-an – người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người cá đầu tiên sống trong thế giới của cá – không thể không cảm thấy cô đơn.
  2. Ích-chi-an là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá nên cậu ta không thể không cảm thấy cô đơn.

+ Điểm khác biệt: câu trước chú ý nêu hiện trạng cô đơn của Ích-chi-van, còn câu sau nghiêng về xác định lí do đã khiến nhân vật người cá cô đơn như vậy.

- Câu 4:

Tính thuyết phục của lời giải thích được giáo sư Xan-va-tô đưa ra: Lời giáo sư đưa ra khá thuyết phục vì thực sự nếu hiểu và chế ngự được biển cả, thì con người sẽ rất có lợi.   

 

  1. Viết

Một số ý có thể triển khai khi viết về chủ đề Đại dương vẫy gọi:

- Đại dương chứa đựng rất nhiều bí ẩn của sự sống, của lịch sử Trái Đất cần được khá, phá.

- Những nguồn lợi từ đại dương vô cùng lớn mà con người cần phải có chiến lược khai thác đúng đắn để phục vụ cho cuộc sống của mình.

- Muốn chinh phục đại dương, con người cần phải chuản bị cho mình rất nhiều điều kiện: có khát vọng lớn, có lòng dũng cảm, có tinh thần hợp tác, đặc biệt, có sựu hiểu biết khoa học sâu sắc.

 III. Nói và nghe

  1. Dàn ý

- Mở bài: Dẫn dắt vào đề tài nghị luận: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

- Thân bài: Thực trạng, dẫn chứng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp…

- Kết bài: Kết luận lại vấn đề nghị luận và rút ra thông điệp

  1. Các ý cần triển khai:

- Hướng về biển là một chiến lược phát triển quan trọng của nhiều nước trên thế giới hiện nay.

- Biển có nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào cần được khai thác để phục vụ cuộc sống của con người.

- Việc khai thác tài nguyên biển cần được đẩy mạnh cùng với việc bảo vệ tài nguyên biển. Hai vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 

B. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

  1. Đọc
  2. Đọc văn bản

- Nội dung: Văn bản trình bày về vấn đề tự chịu trách nhiệm với mọi quyết định, lỗi lầm của chính mình để hoàn thiện bản thân ngày một tốt hơn.

- Hình thức: Văn bản nghị luận

  1. Thực hiện các yêu cầu
  2. Chọn phương án đúng

- Câu 1: B

- Câu 2: C

  1. Trả lời câu hỏi

- Câu 1: Sơ đồ minh họa:

- Câu 2:

+ Trước hết phải xác định được lí lẽ chính triển khai trong đoạn văn: Dám tự chịu trách nhiệm thì mới đạt được sự chủ động.

+ Tiếp đó, phải chỉ ra được phản đề mà tác giả đã sử dụng: Biện min, đổ lỗi đồng nghĩa với việc đẩy mình vào thế bị động. Cũng cần lưu ý tới việc trích dẫn những lời dạy của cố nhân – điều có ý nghĩa khẳng định tính xác đáng của lí lẽ được nêu ra.

+ Sau hết, cần chú ý cách tác giả rút ra bài học ở câu cuối của đoạn văn như một hình thức củng cố lí lẽ rất hiệu quả.

- Câu 3:

Nhận định được trình bày theo cấu trúc cú pháp “cần chỉ khi ... mới có”, thể hiện sắc thái khẳng định rất dứt khoát. Hành động nhìn “nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân” mang tới hệ quả trực tiếp và một hệ quả gián tiếp, mở rộng dần ảnh hưởng từ phạm vi cá nhân sang phạm vi xã hội: “cơ hội tự sửa minh”, “thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác” và “thiết lập quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Như vậy, việc dám “tự chịu trách nhiệm” không hề làm giảm giá trị của bản thân người nhận lỗi mà ngược lại, sẽ đem tới cho họ cơ hội chinh phục lòng người – điều được xem là chìa khóa dẫn tới thành công.

- Câu 4: Tất cả các thành ngữ, tục ngữ được nêu lên đều có mối liên hệ bề mặt và bề sâu với luận đề “Tự chịu trách nhiệm”.

+ Thành ngữ Cắn răng chịu đựng và tục ngữ Mình làm thì mình chịu, kêu mà ai thương chỉ có điểm gặp gỡ ngẫu nhiên với luận đề ở từ chịu.

+ Riêng tục ngữ Chân mình thì lấm bê bê/Lại cầm bó đuốc đi rê chân người có liên hệ với luận đề trên hai vấn đề: lỗi lầm, nhược điểm của bản thân và sự phán xét lỗi lầm, nhược điểm của người khác.

è Thành ngữ Dám làm dám chịu mới có nội dung liên quan một phần tới thông điệp VB đặt ra: Mỗi người cần biết tự chịu trách nhiệm về việc mình làm. Sở dĩ nói “liên quan một phần” là vì ở câu thành ngữ, vấn đề được nêu lên chỉ giới hạn trong phạm vi ứng xử cá nhân, không mở rộng phạm vi bàn về ý nghĩa của việc “dám chịu”.

- Câu 5:

+ Cầu tiến: (Cầu: cần, muốn, tìm tòi; Tiến: tiến lên) là tinh thần học hỏi cao, luôn muốn bản thân phát triển, tiến bộ hơn hiện tại.

+ Vị thế: (Vị: Vị trí; Thế: thứ bậc) là một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội nơi người đó sinh sống.

+ Viện dẫn: (Viện: đưa ra; Dẫn: dẫn ra) là đưa ra, dẫn ra đề minh họa, làm chỗ dựa cho lập luận.

  1. Viết

Một số ý có thể triển khai khi viết:

- Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra có thể được xem là những con người can đảm.

- Trước mắt, việc dám nhận trách nhiệm về sai lầm, thất bại có thể đưa đến một số “thiệt thòi” cho người làm việc đó, nhưng chính nó sẽ tạo tiền đề tốt cho một cuộc khởi đầu mới mang tính bền vững hơn.

- Một xã hội muốn phát triển lành mạnh phải luôn biết thanh lọc, luôn cần có những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính mình gây ra.

III. Nói và nghe

- Mở bài: Dẫn dắt vào đề tài nghị luận: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai.  

- Thân bài:

+ Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thế của thế giới, động lực giúp xã hội phát triển,…

+ Vì là một người trẻ, em sẽ: cố gắng học thật tốt, trau dồi kỹ năng sống, sống tốt bụng, chan hòa, yêu thương,…

+ Tấm gương noi theo: Bác Hồ, những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn,… cha mẹ - những người thành đạt và yêu thương, chăm lo em rất nhiều.

+ Lí do em chuẩn bị những diều trên cho tương lai: vì em muốn tự mình sau này khi bước ra đời sẽ có công việc tốt nuôi sống bản thân, gia đình; góp phần để đất nước phát triển,…

- Kết bài:

+ Nhắc lại vấn đề

+ Khẳng định: Sẽ cố gắng thực hiện như những gì mình đã nêu ra để có một sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai tươi đẹp. 

=> Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tiết: Ôn tập học kì II –ôn tập kiến thức

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay