Nội dung chính ngữ văn 8 cánh diều Bài 5: Đọc 2: Nước Đại Việt ta

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5 Đọc 2: Nước Đại Việt taách ngữ văn 8 cánh diều . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 5. VĂN BẢN. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả, tác phẩm
  2. Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

- Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi là người có công lớn trong việc phò giúp Lê Lợi đánh bại quân Minh. Ông đã từng dâng Bình Ngô sách với chiến lược tâm công và thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo công văn giấy tờ, thư từ giao thiệp với quân Minh, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc quân mưu

  1. Tác phẩm

- Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần đầu của bài cáo

- Đây là văn bản nghị luận xã hội trung đại

- Bố cục:

+ Về Đại cáo bình Ngô (4 phần): phần mở đầu: nêu luận đề chính nghĩa, phần 2: bản cáo trạng tội ác kẻ thù, phần 3: tái hiện cuộc kháng chiến từ những ngày đầu khó khăn đến ngày thắng lợi, phần 4: tuyên bố độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc

+ Về Nước Đại Việt ta: (3 phần): phần 1 (hai câu đầu): vị trí và nội dung nguyên lí nhân nghĩa, phần 2 (8 câu tiếp): vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt, phần 3 (còn lại): lấy dẫn chứng từ thực tế để làm sáng tỏ sức mạnh của chân lí độc lập dân tộc

  1. Thể cáo

- Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả của sự nghiệp để mọi người cùng biết. Phần nhiều được viết bằng thể văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ mạch lạc.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Tư tưởng nhân nghĩa

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

- Tư tưởng "nhân nghĩa" là tư tưởng cơ bản làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Hướng đến những người cùng khổ, đông đảo nhất trong xã hội để cho họ được yên ổn lầm ăn, sinh sống.

- Muốn yên dân phải diệt giặc ác, đem lại độc lập cho đất nước, thái bình cho dân. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi  là “yên dân”; “trừ bạo”. Việc chiến đấu chống lại quân xâm lược là việc làm nhân nghĩa để yên dân. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo.

-> Nguyễn Trãi đem đến nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đưa vào tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam, đời nào cũng có anh hùng hào kiệt.

- Ý nghĩa: Nhân nghĩa là lẽ phải yêu thương, quý trọng con người. Nhân nghĩa ở đây gắn liền với tư tưởng yêu nước, chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, đem lại cho người dân cuộc sống bình yên, no ấm. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước chống giặc ngoại xâm

=> Nhân nghĩa - yên dân - trừ bạo - chống ngoại xâm – bảo vệ đất nước và nhân dân là nguyên lí gốc, là tiền đề, là cơ sở lí luận, nguyên nhân thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong kháng chiến chống quân Minh, là điểm tựa linh hồn bài Bình Ngô đại cáo.

  1. Chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc

- Những yếu tố căn bản mà Nguyễn Trãi dùng để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc:

+ Nền văn hiến lâu đời

+ Núi sông bờ cõi đã chia

+ Phong tục Bắc - Nam khác

+ Lịch sử riêng, triều đại riêng (Triệu, Đinh, Lí, Trần - độc lập cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên…)

- Tư tưởng tự hào dân tộc: Đất nước có truyền thống văn hiến lâu đời, có chủ quyền dân tộc, ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Ta ngang hàng với Trung Quốc về trình độ chính trị, tổ chức, quản lí quốc gia.

- Nghệ thuật: dùng hình ảnh đối lập.

- Để chứng minh cho tính chất hiển nhiên, tác giả dựa vào sự thật lịch sử để chứng minh:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử ...

Sông Bạch Đằng ...

→ Bằng chứng cụ thể sinh động, giọng châm biếm, khinh bỉ khảng định sự thất bại của phong kiến Trung Quốc khi chúng tham lam, bành trướng, bá quyền, đi ngược lại chân lí hiển nhiên, thì chuốc lấy bại vong.

→ Khảng định chủ quyền độc lập của nước ta. Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.

⇒ Bài cáo vừa thể hiện chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc vừa phát huy niềm tự hào dân tộc đã trở thành truyền thống của thế hệ đi trước.

  1. 3. Những đặc sắc nghệ thuật:

- Câu văn biền ngẫu đối xứng song song; lời văn đanh thép.

- Tác giả sử dụng từ ngữ có tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập: “từ trước”; “vốn xưng”; “đã lâu”; “đã chia”; “cũng khác”.

- Phép so sánh ngang bằng ta với TQ về chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia

- Phép liệt kê: Hán - Đường - Tống -Nguyên ; Triệu- Đinh – Lý – Trần...

- Từ đối lập: Mạnh – yếu từng lúc khác nhau... Nổi bật chiến công của ta và thất bại của địch.

- Nêu chân lí khách quan, sức mạnh của chính nghĩa: Lưu Cung thất bại; Triệu Tiết tiêu vong; Toa Đô, Mã Ô kẻ bị bắt, người bị giết “ chứng cớ còn ghi” → chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

- Nước ta có độc lập chủ quyền trên có vua, dưới có dân, có đạo lí dân tộc không chịu khuất phục trước kẻ thù có bề dày lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước, độc lập dân tộc trên tư tưởng nhân nghĩa vì dân.

  1. Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.

- Giàu chứng cứ lịch sử, cảm xúc tự hào, giọng hùng hồn, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng ngân vang.

  1. Đặc trưng thể loại

- Bố cục chặt chẽ tuân thủ đúng theo thể hịch.

- Lập luận sắc bén, lí lẽ dân chứng cụ thể, giọng văn hùng tráng

- Ngôn từ thể hiện qua việc lựa chọn các từ ngữ cụ thể, phù hợp với cảm xúc của tác giả: khi thì hùng hồn, khi thì căm phẫn, bi thiết, tự hào, ...

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 2: Nước Đại Việt ta

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay