Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (TRONG ĐỜI SỐNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY)

PHẦN I. TÌM HIỂU YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

1. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

- Trình bày được ý kiến bàn luận về vấn đề với hệ thống luận điểm chặt chẽ, li lẽ thuyết phục, bằng chung tiêu biểu và xác thực.

- Nêu được ý kiến trái chiều và phản bác bằng lí lẽ sắc bén.

- Để xuất được giải pháp khả thi để giải quyết vấn để.

2. Đọc và phân tích bài viết tham khảo

- Vấn đề nghị luận: đối diện và vượt qua nỗi buồn để trưởng thành. Câu văn khái quát vấn để: Chúng ta không thể từ chối kẻ “không mời mà đến" kia nhưng hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn cách “đón tiếp” nó.

- Ý kiến của người viết: nỗi buồn này sinh từ sai lầm, thất bại thường khiến chúng ta thất vọng, đau khổ, tuy nhiên, vượt qua thử thách đó, chúng ta sẽ trưởng thành hơn. Để trưởng thành qua nỗi buồn, chúng ta cần:

+ Biến nỗi buồn thành cơ hội trưởng thành bằng cách chấp nhận, can đảm đối diện với nó.

+ Xếp nỗi buồn vào một góc trong tâm trí, tập trung nuôi dưỡng những niềm vui.

+ Chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp từ những người mình yêu quý, tin tưởng.

+ Yêu thương bản thân, tin tưởng và tự hào về chính mình.

- Người viết nêu kiến trái chiều: nhiều người cho rằng chia sẻ chẳng có ích gì, có khi lại càng buồn thêm; giấu kín nỗi buồn sẽ ỡ bị tổn thương và đỡ mất thời gian; đưa ra ý kiến phản bác: những người gần gũi, yêu thương và có trách nhiệm với mình chắc chắn sẽ sẵn sàng giúp đỡ khi mình cần; mục đích: nhấn mạnh sự cần thiết của việc chia sẻ nỗi buồn, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.

- Với mỗi luận điểm, người viết thường đưa ra những bằng chứng từ trải nghiệm của bản thân; làm sáng tỏ vấn đề bàn luận qua bằng chứng. Ví dụ: Để làm sáng tỏ ý kiến “bỏ đói”  nỗi buồn, nuôi dưỡng niềm vui, người viết nêu những việc mình làm để quên nỗi buồn: chạy bộ, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, nói chuyện với bạn bè, chăm sóc bản thân, sắp xếp lại góc học tập, dọn dẹp căn phòng, ...; khẳng định việc tập trung thời gian và tâm trí vào việc nuôi dưỡng niềm vui, hoàn thành công việc sẽ khiến nỗi buồn tự bỏ đi. Bài học: lựa chọn bằng chứng xác đáng; bằng chứng từ trải nghiệm của người viết; kết hợp nêu và phân tích, đánh giá ý nghĩa của bằng chứng.

- Trong phần Kết bài, người viết khẳng định ý nghĩa của việc trưởng thành qua nỗi buồn.

Bài học rút ra: phần Kết bài của bài văn nghị luận về một vấn để cần giải quyết cần nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề bàn luận và ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề đó.

- Bài viết tham khảo đã đáp ứng được yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.

PHẦN II. THỰC HÀNH VIẾT

1. Trước khi viết

1.1. Xác định vấn đề cần giải quyết, mục đích viết, người đọc.

- Vấn đề cần giải quyết: Cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái trong gia đình

Mục đích viết: Thuyết phục người đọc đồng tình người viết về giải pháp giải quyết một vấn để trong đời sống của lứa tuổi học sinh; từ đó có nhận thức và hành động đúng.

- Người đọc: thầy cô giáo, bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề.

1.2. Tìm ý

- Những mâu thuẫn, xung đột thường gặp giữa cha mẹ và con cái; nguyên nhân của những mâu thuẫn, xung đột này.

- Những giải pháp đề giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái.

- Ý kiến trái chiều và quan điểm phản biện; lí lẽ và bằng chứng sử dụng để chứng minh cho quan điểm.

- Ý nghĩa của việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái.

1.3. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu và nêu quan điểm về vấn đề giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.

- Thân bài: Những mâu thuẫn, xung đột thường gặp giữa cha mẹ và con cái; cách giải quyết những mâu thuẫn, xung đột đó; một số ý kiến trái chiều cần phản bác.

- Kết bài: Tầm quan trọng của việc nhận thức đúng về mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái; ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề.

2. Viết bài

3. Chỉnh sửa

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay