Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
VĂN BẢN: TIẾNG ĐÀN MƯA
PHẤN I: TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả Bích Khê
Bích Khê (1916 - 1946) quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông được đánh giá cao với những bài thơ đặc sắc, giàu tính nhạc. Bích Khê là nhà thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945).
2. Tác phẩm
- Tiếng đàn mưa nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944).
PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tìm hiểu một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ
1.1. Số tiếng trong mỗi câu thơ
Các cặp câu 7 tiếng (song thất), là câu 6 và 8 tiếng (lục bát).
1.2. Vần
Các vần lưng thường xuất hiện là từ "mưa", tạo nên một giai điệu liên tục và nhịp nhàng, phản ánh được âm thanh của mưa rơi, góp phần tạo nên bức tranh thơ mộng và đượm buồn. Các vần chân thường là các từ đơn âm hoặc hai âm, làm cho câu thơ có điểm nhấn và kết thúc mềm mại.
1.3. Thanh điệu
Dựa vào sơ đồ B-T, rút ra nhận xét:
=> Bài thơ có sự cân bằng giữa thanh bằng (B) và thanh trắc (T). Thanh bằng thường tạo cảm giác êm đềm, dịu dàng, trong khi thanh trắc mang lại cảm giác mạnh mẽ, da diết. Sự kết hợp này giúp bài thơ có nhịp điệu linh hoạt, vừa êm ái vừa có điểm nhấn.
2. Tìm hiểu cảnh mưa rơi và tâm trạng của khách tha hương
- Phần 1 (ba khổ thơ đầu): hoa rụng cùng mưa (cảnh mưa rơi).
+ Bức tranh đẹp về cảnh hoa rụng cùng mưa: Cảnh hoa rụng cùng mưa được khắc hoạ qua hình ảnh hoa xuân rụng, mưa xuống lầu, xuống thềm lan, rơi khắp nẻo dặm ngàn.
+ Mưa rơi không chỉ là hiện tượng tự nhiên mà còn được nhìn nhận như một cảnh đẹp, lãng mạn, nơi mưa và hoa xuân cùng nhau tạo nên một không gian đẫm sắc thơ.
+ Hoa xuân rụng trong mưa không chỉ là sự kết thúc của một mùa => gợi lên không gian u buồn man mác nơi mà vẻ đẹp tươi mới của hoa xuân không còn.
- Phần 2 (khổ thơ cuối): lệ rơi cùng mưa (tâm trạng của khách tha hương).
+ Khổ thơ cuối chuyển từ cảnh mưa rơi sang tâm trạng của khách tha hương, nơi “mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi". Từ cơn mưa vật chất chuyển thành cơn mưa trong tâm hồn, những giọt mưa đồng điệu với nỗi buồn, nỗi nhớ của khách tha hương => Nổi bật tâm trạng u buồn, cô đơn và nỗi nhớ nhà của người xa xứ.
+ "Bóng dương với khách tha hương”: thể hiện sự cô đơn, buồn bã của con người và sự lạnh lẽo của không gian vào thời điểm mà chỉ còn “bóng dương” và lữ khách cô độc đang tự chiêm nghiệm, suy tư, đối diện với nỗi niềm lạc lõng của kẻ xa xứ.
+ Cảnh mưa và tâm trạng của khách tha hương hoà quyện vào nhau, tạo nên một thể thống nhất, nơi không gian bên ngoài và thế giới nội tâm gặp gỡ, đồng cảm.
3. Tìm hiểu một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
- Sử dụng một số biện pháp tu từ đặc sắc: điệp ngữ, ẩn dụ, ...
- Sử dụng hệ thống hình ảnh giàu sức gợi.
Ví dụ: mưa hoa, hoa rụng, bóng tà dương ...
- Ngôn ngữ: giàu tính nhạc, phù hợp với việc miêu tả nỗi buồn man mác, sâu lắng.
III. TỔNG KẾT
- Chủ đề: Khám phá vẻ đẹp mong manh, tinh tế của bức tranh mưa xuân đồng thời tái hiện tâm trạng u buồn, sự cô đơn và nỗi nhớ quê hương sâu sắc của kẻ xa xứ.
- Nét đặc sắc nghệ thuật: hệ thống biện pháp tu từ đặc sắc, hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ giàu nhạc tính.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê)