Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 1: Thực hành tiếng Việt (1)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Thực hành tiếng Việt (1) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ

PHẦN I.ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ

  1. Khái niệm

- Điển tích, điển cố là câu chuyện, sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong VB của các tác giả đời sau.

- Tuy điển tích, điển cố xuất hiện ở VB chỉ là từ ngữ, nhưng nó gợi lên một câu chuyện, sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.

- Dùng điển tích, điển cố có tác dụng làm cho câu thơ, câu văn hàm súc, trang nhã, uyên bác.

- Điển tích, điển cố thường khó hiểu đối với người đọc ngày nay, vì thế, cần tra cứu mỗi khi gặp điển tích, điển cố mà mình chưa hiểu.

PHẦN II. LUYỆN TẬP

1.Bài tập 1

- Những điển tích, điển cố được sử dụng trong Chuyện người con gái Nam Xương: mùa dưa chín quá kì; nước hết chuông rền; ngõ liễu tường hoa; núi Vọng Phu; ngọc Mị Nương; cỏ Ngu mĩ; Tào Nga; Tinh Vệ; ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam; quăng thoi đứng dậy; mất búa đổ ngờ; ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tướng; trói lại mà giết, Tào Tháo đến phụ ân nhân.

- Đọc tác phẩm, gặp điển tích, điển cố, ta có thể chưa hiểu được, vì đều liên quan đến câu chuyện, từ ngữ ngày xưa, có khi từ nền văn học nước ngoài xa lạ.

2.Bài tập 2

a. Cụm từ in đậm trong các câu đều ẩn chứa câu chuyện, sự tích nào đó. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của từng câu chuyện, sự tích thì không phải ai cũng biết. Muốn biết, phải xem chú giải hay tìm tài liệu để tra cứu.

b. Nghĩa của các cụm từ in đậm ở chú thích trong SGK (tr. 12, 14).

c. Tác dụng của từng cụm từ in đậm trong câu:

- Điển tích núi Vọng Phu thể hiện tình yêu sâu nặng, lòng chung thuỷ sắt son. Trong lời khấn trước khi nhảy xuống sông trẫm mình, Vũ Nương nhắc điển tích này để thể hiện sự xót xa của mình: đến cả cái tình cảnh đáng thương của nàng Vọng Phu, Vũ Nương cũng không thể có được.

- Hai điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ đều nói đến những điều linh thiêng, kì lạ của người đàn bà sau khi chết (chết mà vẫn tỏ được sự trong trắng, thuỷ chung). Nhắc đến hai điển tích này trong lời khấn trước khi tự tử, Vũ Nương muốn sau khi mình ra đi, người đời không hoài nghi về phẩm giá của mình.

- Phan Lang nhắc đến điển tích về Tào Nga và Tinh Vệ - những người con gái có cái chết hoàn toàn không giống với việc lựa chọn cách trẫm mình vì oan khuất của Vũ Nương. Theo Phan Lang, cách hành xử của Vũ Nương cũng phải khác: nên tìm đường trở về quê nhà với người xưa.

- Vũ Nương dùng điển tích ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam để nói rằng tuy được sống với các nàng tiên nơi cung nước, nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ quê luôn canh cánh trong lòng.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng Việt (1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay