Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 1: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TỰ NHIÊN)
PHẦN I. TÌM HIỂU YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TỰ NHIÊN)
1. Yêu cầu
- Nêu được vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên để bàn luận.
- Trình bày được mối quan hệ hai chiều giữa con người với tự nhiên (trong phạm vi vấn đề nghị luận), triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, sử dụng lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và tiêu biểu.
- Nêu được quan điểm trái chiều về vấn đề hoặc khía cạnh nào đó của vấn đề và phản bác một cách có cơ sở.
- Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết những bất ổn trong ứng xử của con người với tự nhiên.
2. Phân tích bài viết tham khảo
- Vấn đề nghị luận: mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên. Ý kiến của người viết được thể hiện ở đoạn văn thứ hai.
- Phần Thân bài có 5 luận điểm. Các câu nêu luận điểm nằm ở phần đầu của mỗi đoạn văn.
- Mỗi luận điểm được triển khai bằng lí lẽ phù hợp, bằng chứng xác thực và tiêu biểu.
Chẳng hạn với luận điểm 1, người viết đã sử dụng lí lẽ: Thể xác của chúng ta là hiện thân của tự nhiên vì nó tuân thủ các quy luật như bất kì hiện tượng tự nhiên nào khác. Lí lẽ đó được làm sáng tỏ qua các bằng chứng: để duy trì sự sống, con người cần hít thở không khí, cần ăn uống cũng như trao đổi chất với môi trường; khi ốm đau, bệnh tật, con người cần được chữa trị để trở lại trạng thái bình ổn tự nhiên ;...
- Cách mở bài: Có thể dẫn dắt từ một câu nói có liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Cách kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và đề xuất phương hướng hành động.
PHẦN II: THỰC HÀNH VIẾT
1. Trước khi viết
a. Đề bài: Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của con người.
b. Tìm ý
c. Lập dàn ý.
Tham khảo ví dụ:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề (tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của con người)
- Thân bài:
+ Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và nguyên nhân (Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu (sinh quyển, khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển) trong hiện tại và tương lai do tác động chủ yếu của con người; nguyên nhân do tác động của con người vào môi trường tự nhiên và sự thay đổi trong nội tại của tự nhiên).
+ Luận điểm 2: Thực trạng một số tác động của biến đổi khí hậu (Trái Đất nóng lên, mực nước biển dâng, các hệ sinh thái bị phá huỷ, thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói, di cư, … tất cả đều nguy hiểm đến sự sống còn của hàng triệu người trên Trái Đất).
+ Nêu ý kiến trái chiều: phủ nhận biến đổi khí hậu hoặc giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và cho rằng các nỗ lực của con người để giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể là không cần thiết hoặc thậm chí vô ích.
+ Luận điểm 3: Giải pháp (hành động của các quốc gia và mỗi người).
- Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và có giải pháp hiệu quả để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.