Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 1: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Dế chọi (Bồ Tùng Linh) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
VĂN BẢN: DẾ CHỌI
PHẦN I: TÌM HIỂU TÁC GIẢ VÀ TRUYỆN TRUYỀN KỲ
1. Tác giả Bồ Tùng Linh
- Bồ Tùng Linh (1640 - 1715) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Thanh.
- Liêu Trai chí dị là tập sách gồm gần 500 truyện, khai thác cốt truyện từ truyện dân gian và những truyện kì lạ, hoang đường của một số tác giả thời trước.
2. Tìm hiểu về truyện truyền kỳ
- Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện, …
PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Cốt truyện
Trong thời Tuyên Đức, cung vua rất chuộng trò chọi dế, hàng năm bắt dân phải cống nạp. Trò này không bắt nguồn từ Thiểm Tây mà từ quan huyện Hoa Âm muốn lấy lòng quan trên. Quan huyện bắt dân nộp dế, làm nhiều nhà khuynh gia bại sản. Thành Danh, một đồng sinh chất phác, bị ép giữ chức dịch trong làng và bị bóc lột đến kiệt quệ. Gặp hạn nộp dế, anh lo buồn muốn tự tử, vợ khuyên nên tự bắt dế. Thành tìm được dế tốt nhưng bị con làm chết. Sau đó, anh may mắn bắt được con dế khác, chọi thắng nhiều trận. Quan huyện thấy dế tốt, dâng lên quan tỉnh và tiến vua. Vua thích dế, ban thưởng cho quan tỉnh và quan huyện, giúp Thành miễn sai dịch và cho thi học vị. Con Thành cũng hồi phục sau khi đã biến thành dế trong giấc mơ. Cuối cùng, gia đình Thành trở nên giàu có, còn tác giả khuyên rằng sự việc nhỏ của vua cũng ảnh hưởng đến dân, không thể coi nhẹ.
2. Không gian, thời gian
- Không gian trong truyện cụ thể và xác thực: ngôi nhà của Thành, điện thờ của bà đồng gù làm nghề bói toán, ngôi chùa có mộ cổ mà Thành đi tìm dế, thôn nhỏ nơi Thành sinh sống, huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây, ...
- Thời gian trong truyện là thời gian sinh hoạt đời thường của con người: con trai của Thành biến thành dế chỉ “hơn một năm” và cũng chỉ “không quá vài năm", nhờ được trọng thưởng và nâng đỡ, nhà Thành có cơ ngơi bề thế, giàu sang phú quý.
> Toàn bộ câu chuyện diễn ra trong thời điểm xác định của lịch sử (đời Tuyên Đức
nhà Minh).
- Nhân vật trong truyện: các thành viên trong gia đình Thành, bà đồng gù làm nghề bói toán, những người dân có liên quan đến chuyện bắt dế, lí dịch, tri huyện, tuần phủ, vua.
3. Tìm hiểu nhân vật Thành với hai tình huống đối lập
3.1. Vì dế mà gia đình Thành chịu cảnh khốn khổ
- Thành bị ép giữ chức lí chính, chưa đầy một năm thì gia sản cạn kiệt
- Gặp kì nộp dế, Thành lo buồn chỉ muốn
chết.
- Không tìm được dế chọi đủ tiêu chuẩn, Thành bị đánh đập tàn tệ đến mức muốn tự tử; vợ Thành phải tìm đến bói toán để cầu mong bắt được dế.
- Con trai nhỏ của Thành vì lỡ làm dế chết, bỏ trốn, rơi xuống giếng khiến cha mẹ xót xa, đau đớn ...
3.2. Nhờ dế chọi, gia đình Thành trở nên giàu sang, phú quý
- Tri huyện cho Thành miễn sai dịch, lấy đỗ tú tài.
- Hơn năm sau, quan tỉnh lại trọng thưởng.
- Không quá vài năm, nhà Thành ruộng vườn trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, giàu sang hơn cả các nhà thế gia.
> Ý nghĩa: Hai tình huống đối lập hết sức phi lí mà nguyên nhân chỉ ở một con dế nhỏ. Hoá ra, con người khổ đau, bất hạnh hay sung sướng, hạnh phúc lại phụ thuộc vào điều hết sức nhỏ nhoi. Qua nghịch lí đó, nhà văn phê phán mạnh mẽ sự vô lối, tuỳ tiện của những kẻ cầm quyền và sự mong manh, bất trắc, phúc hoạ khôn lường của những người dân dưới chế độ đó.
4. Tìm hiểu yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực trong tác phẩm
4.1. Yếu tố kì ảo
Hai sự việc mang tính chất kì ảo:
- Mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ Thành xin bói. Những hình vẽ trên mảnh giấy là sự chỉ dẫn kì lạ giúp Thành bắt được con dế quý.
- Sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hoá thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế nào.
> Ý nghĩa của yếu tố kì ảo: giúp tháo gỡ bế tắc của nhân vật, đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tạo của tác giả; khiến câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn.
4.2. Yếu tố hiện thực
- Câu chuyện xảy ra với thời gian xác định (đời Tuyên Đức nhà Minh); địa danh cụ thể (huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây); vị thế và cách hành xử của các nhân vật phản ánh đúng bản chất quan hệ xã hội thời phong kiến.
- Thái độ của tác giả: phê phán nghiêm khắc đối với hiện thực xã hội đương thời.
Lời bình đã thể hiện sự mỉa mai, châm biếm sâu sắc của nhà văn.
III. TỔNG KẾT
- Chủ đề: Thể hiện nghịch lí khó tin trong cuộc sống mà nguyên nhân chỉ từ một con dế nhỏ, qua đó, tác giả phê phán sâu sắc xã
hội phong kiến đương thời.
- Đặc điểm của truyện truyền kì được thể hiện trong tác phẩm: cốt truyện được tổ chức theo trật tự tuyến tính, có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)