Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 2: Thực hành tiếng Việt (2)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thực hành tiếng Việt (2) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP THANH VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP VẦN
PHẦN I.BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP THANH VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP VẦN
1. Biện pháp tu từ điệp thanh
- Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt.
- Điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc). Điệp thanh cũng có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết.
2. Biện pháp tu từ điệp vần
- Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc, người nghe.
- Điệp vần trong thơ có thể xuất hiện ở vị trí các âm tiết gieo vần: âm tiết cuối cùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ (vần lưng), tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ. Ở một số bài thơ, việc gieo vần tạo được ấn tượng hoặc cảm xúc đặc biệt, có hiệu quả tu từ rõ nét, đó chính là điệp vần. Điệp vần còn có thể xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần, tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt trong thơ.
PHẦN II: LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1
a. Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại các âm tiết có cùng loại thanh điệu là thanh trắc (các âm tiết dùng thanh trắc: khóc, nước, mắt, thắt, gọi, chửa, dính, chặt), đặc biệt là các thanh trắc ở các vị trí gieo vần (mắt, thắt, chặt).
Tác dụng: tạo âm hưởng về một cảm xúc đau đớn đang phải cố nén lại.
b. Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại một loạt âm tiết có cùng loại thanh điệu là thanh bằng.
Tác dụng: tạo âm hưởng về một nỗi niểm (nỗi buồn) nhẹ nhàng, êm dịu.
c. Sau 3 câu thơ dùng nhiều thanh trắc, miêu tả cảnh thiên nhiên với núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, câu thơ thứ 4 sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh với một loạt âm tiết có cùng thanh bằng.
Tác dụng: tạo âm hưởng như tiếng thở phào thảnh thơi của người vừa vượt qua chặng đường gian nan, đồng thời gợi hình dung về một khung cảnh rộng mở, bình yên.
2. Bài tập 2
- Có 5 trường hợp điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ:
+ Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng (bằng - bằng - trắc)
+ Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan (bằng - trắc - bằng)
+ Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống (bằng -bằng - trắc)
+ Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống (bằng -bằng - trắc)
+ Bóng dương tà ... rụng bóng tà dương (trắc -bằng - bằng)
- Sự lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết tạo nên tính nhạc cho câu thơ, đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự vật đang ở trong một trạng thái, một xu thế không thay đổi (những giọt mưa đang rơi mau ở khắp chốn/ bóng chiều buông xuống).
3. Bài tập 3
a. Trong đoạn thơ, vần ương xuất hiện 3 lần:
Rơi hoa hết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi càng tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.
Vần ương ngân dài, lặp lại ở hình ảnh “bóng dương" và “khách tha hương” không chỉ tạo nên cảm nhận về một nỗi khắc khoải, day dứt mà còn gây ấn tượng về sự đồng điệu giữa cảnh vật (bóng dương) và con người (khách tha hương).
b. Trong đoạn thơ, các vần ưa, át xuất hiện 3 lần; các vần ai, a xuất hiện 2 lần, kết hợp với việc sử dụng từ láy (xôn xao, ngân nga):
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát ...
Tác dụng: đem lại cho người đọc cảm nhận về những con sóng biển từng đợt, từng đợt rì rào xô tới rồi lại lùi ra khỏi bờ cát, dìu dặt, nhẹ nhàng.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt (2)