Nội dung chính sinh học 11 cánh diều Bài 5: Hô hấp ở thực vật
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Hô hấp ở thực vật sách địa lí 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án sinh học 11 cánh diều
BÀI 5. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
- Khái quát về hô hấp ở thực vật
- Khái niệm hô hấp ở thực vật
+ Bản chất của quá trình hô hấp là oxi hoá chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. PTTQ:
C6H12O6 + 6O2 → CO2 + H2O (ATP + nhiệt)
- Quá trình hô hấp ở thực vật
Đường phân | Oxi hóa pyruvic và chu trình krebs | Chuỗi truyền electron | |
Nơi diễn ra | Tế bào chất | Chất nền ti thể | Màng trong ti thể |
Nguyên liệu | Glucose, ADP, Pi, NAD+ | Pyruvic acid, ADP, Pi, NAD+, FAD+ | NADH, FADH2, O2, ADP, Pi |
Sản phẩm | Pyruvic acid. NADH, ATP | CO2, NADH, FADH2, ATP | NAD+, FED+, ATP, H2O |
Số lượng ATP hình thành | 2ATP | 2ATP | 26 - 28 ATP |
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
Nước
+ Hàm lượng nước ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của tế bào và hoạt động của các enzyme trong quá trình hô hấp. Nước cần thiết cho quá trình thuỷ phân biến đổi tinh bột thành glucose – nguyên liệu trực tiếp của quá trình hô hấp.
Nồng độ O2
+ O2 là nguyên liệu của quá trình hô hấp. Nếu nồng độ O2 giảm xuống dưới 10% thì quá trình hô hấp sẽ bị ảnh hưởng. Khi môi trường thiếu O2, các tế bào thực vật sẽ chuyển hóa glucose theo con đường lên men và tạo ra các sản phẩm độc hại cho tế bào và mô thực vật.
Nhiệt độ
+ Trong khoảng nhiệt độ 0 – 35 °C, tốc độ hô hấp tăng khoảng 2 – 2,5 lần khi nhiệt độ tăng 10 °C. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp của thực vật nằm trong khoảng 30 – 40 °C.
Nồng độ CO2
+ Tăng nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ gây ức chế và làm giảm cường độ hô hấp, ức chế các quá trình sinh lí của thực vật, đặc biệt là sự nảy mầm của hạt.
III. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
+ Quang hợp và hô hấp là hai mặt của một quá trình thống nhất. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp lại là nguyên liệu cho quang hợp. Thông qua hai quá trình này, năng lượng ánh sáng đã được chuyển hóa thành năng lượng hoả học tích lũy trong ATP – dạng năng lượng sinh giới có thể sử dụng được.
Kết luận:
- Hô hấp và quang hợp có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau.
- Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.
=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 5: Hô hấp ở thực vật