Nội dung chính sinh học 11 cánh diều Bài 14: Tập tính ở động vật

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 14: Tập tính ở động vật sách sinh học 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 14. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

  1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH

- Tập tính là chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển.

- Tập tính có vai trò:

+ Tìm kiếm, bảo vệ và lấy thức ăn: kiến sử dụng pheromone để đánh dấu đường đi…

+ Tìm kiếm bạn tình, tăng cơ hội truyền gene cho thế hệ sau: tập tính xòe đuôi của công đực…

+ Báo động nguy hiểm: cá trê bị thương tiết chất cảnh báo khuếch tán vào nước báo động những con cá trê khác…

+ Giao tiếp thông tin: Tập tính đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu…

+ Duy trì cân bằng nội môi: tập tính quần tụ của chim cánh cụt để duy trì thân nhiệt…

- Pheromone là những chất do cơ thể tiết ra ngoài môi trường, được sử dụng như những tín hiệu hóa học cho những cá thể cùng loài.

+ Pheromone phổ biến ở côn trùng, động vật có vú.

+ VD: bướm tắm cái tiết pheromone để thu hút bướm đực đến giao phối…

2. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

- Phân loại dựa vào đặc điểm di truyền:

+ Tập tính bẩm sinh

+ Tập tính học được

+ Tập tính hỗn hợp

- Phân loại dựa vào chức năng:

+ Tập tính kiếm ăn

+ Tập tính sinh sản

+ Tập tính bảo vệ lãnh thổ

+ Tập tính di cư

+ Tập tính xã hội

Kết luận: Dựa vào đặc điểm di truyền, tập tính chia thành ba loại: tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp

  1. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT
  2. Một số hình thức học tập ở động vật
  3. a) Quen nhờn

- Đặc điểm: là hình thức học tập đơn giản nhất. Con vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu không kèm theo sự nguy hiểm.

- Ví dụ: Đàn chim đang đậu ở sân mổ thóc, nghe thấy tiếng động mạnh, vội bay lên sau đó lại đậu trở lại. Nếu kích thích (tiếng động) lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm → chim sẽ quen và không bay đi nữa.

  1. b) In vết

- Đặc điểm:là hình thức học tập liên quan đến bản năng in vết, được hình thành ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời (thường là lúc mới sinh vài ngày) giúp cá thể con học tập các hành vi theo “tín hiệu in vết” thường là mẹ.

- Ví dụ: Gà con sau sinh in vết với gà mẹ.

  1. c) Học nhận biết không gian

- Đặc điểm: là hình thức hình thành trí nhớ về cấu trúc không gian trong môi trường.

- Ví dụ: Ong định vị tổ bằng cách học được vị trí của tổ so với các mốc nhìn thấy được (như vòng quả thông bao quanh).

  1. d) Học liên hệ

- Đặc điểm: là hình thức học tập có sự liên hệ giữa các kích thích với nhau gồm:

+ Kiểu học kinh điển (kiểu Pavlov)

+ Kiểu học hành động (thử và sai, kiểu Skinner)

  1. e) Học giải quyết vấn đề

- Đặc điểm: là hình thức phức tạp của học tập, đó là sự phối hợp các kinh nghiệm để tìm cách giải quyết những tình huống mới.

  1. f) Học xã hội

- Đặc điểm: là hình thức học cách giải quyết vấn đề bằng cách quan sát hành vi của các cá thể khác.

  1. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG

- Chọn lọc, thuần dưỡng những động vật hoang dã thành những vật nuôi nhưng vẫn giữ được tập tính có lợi của loài ban đầu.

- Chọn lọc các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại cây trồng.

- Sử dụng pheromone để dẫn dụ động vật.

- Dạy động vật những phản xạ phục vụ đời sống

- Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hóa các phương pháp học tập để phù hợp với lứa tuổi, cá thể và nội dung học tập.

=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 14: Tập tính ở động vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay