Nội dung chính Sinh học 12 kết nối Bài 1: DNA và cơ chế tái bản DNA
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: DNA và cơ chế tái bản DNA sách Sinh học 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
BÀI 1: DNA VÀ CƠ CHẾ TÁI BẢN DNA
I. CHỨC NĂNG CỦA DNA
DNA là vật chất di truyền do được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân nên có đủ thông tin quy định các tính trạng của sinh vật và cấu trúc theo NTBS nên thông tin di truyền được truyền từ gene tới protein qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
II. TÁI BẢN DNA
1. Khởi đầu sao chép
- Nhờ enzyme liên kết với Ori mà hai mạch đơn DNA tách rời nhau, hình thành chạc sao chép hình chữ Y.
- Enzyme RNA polymerase tổng hợp nên đoạn RNA mồi cung cấp đầu 3’ – OH cho enzyme DNA polymerase tổng hợp mạch mới.
2. Tổng hợp mạch DNA mới
- Enzyme DNA polymerase gắn với nucleotide vào đầu 3’ của đoạn RNA mồi theo NTBS: A – T, G – C với mạch khuôn.
- Enzyme DNA polymerase tổng hợp các mạch mới theo cùng một chiều 5’ → 3’ dẫn đến mạch gốc 3’ → 5’ sẽ tổng hợp mạch mới liên tục.
Mạch mới còn lại được tổng hợp theo từng đoạn ngắn gọi là Okazaki.
Sau đó, đoạn mồi được loại bỏ và tổng hợp đoạn DNA thay thế.
- Enzyme ligase sẽ gắn các đoạn Okazaki lại với nhau tạo thành mạch mới hoàn chỉnh.
* Kết quả: Từ một phân tử DNA mẹ tạo ra hai phân tử mới giống nhau và giống với DNA mẹ, mỗi phân tử có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp (nguyên tắc bán bảo toàn).
* Ý nghĩa: Quá trình tái bản DNA đảm bảo thông tin di truyền được truyền đạt gần như nguyên vẹn từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác (đối với loài sinh sản vô tính).
=> Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 1: DNA và cơ chế tái bản DNA