Nội dung chính Sinh học 12 kết nối Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống sách Sinh học 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
BÀI 16: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường
- Kiểu gene tương tác với môi trường tạo ra kiểu hình.
- Cùng một kiểu gene, ở môi trường khác nhau có thể cho ra các kiểu hình khác nhau (thường biến).
2. Mức phản ứng
a) Khái niệm
- Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gene được gọi là mức phản ứng của kiểu gene.
- Bản chất của sự di truyền tính trạng là di truyền mức phản ứng của kiểu gene.
b) Vận dụng thực tiễn
- Trong y học: nghiên cứu về mức phản ứng của các gene gây bệnh → điều chỉnh các yếu tố môi trường để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
- Trong nông nghiệp:
Kiểu gene ↔ giống;
Điều kiện canh tác, chăm sóc ↔ môi trường;
Năng suất ↔ kiểu hình.
+ Chọn, tạo giống có mức phản ứng rộng và giới hạn phản ứng lớn để đảm bảo giống tạo ra năng suất cao, thích nghi được với các điều kiện môi trường và điều kiện canh tác khác nhau.
+ Cần tuân thủ các điều kiện gieo trồng, chăn nuôi theo đúng hướng dẫn của nhà của nhà sản xuất giống → kiểu hình tối ưu.
- Trong giáo dục và phát triển thể chất: hiểu biết về mức phản ứng → nâng cao hiệu quả học tập, sức khỏe và tầm vóc cơ thể.
II. THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH
1. Khái quát về chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng
(1) Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau;
(2) Lai các dòng với nhau để tìm ra được các cá thể có tổ hợp các đặc tính di truyền mong muốn;
(3) Nhân giống và chọn lọc ra giống thuần chủng.
- Các dòng, giống thuần chủng có thể được lai với nhau để cho con lai có ưu thế lai cao (phép lai kinh tế).
2. Một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi
- Nhiều giống vật nuôi là sản phẩm của quá trình chọn lọc và nhân giống lâu đời.
- Nhiều giống vật nuôi cao sản, có sức chống chịu, chất lượng thịt có giá trị,... được tạo ra qua quá trình lai giống và chọn lọc.
3. Một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng
- Giống lúa ST25 (Sóc Trăng) có khả năng chống chịu bệnh, cho hạt gạo dài, thơm được công nhận là gạo ngon nhất thế giới năm 2019.
- Giống Đài thơm 8: không bị đổ, bông lúa to, có khả năng cho năng suất cao và hạt gạo ngon.
- Giống lúa lai KC06-1 cho năng suất cao.
- Nhãn lồng Hưng yên.