Nội dung chính sinh học 8 kết nối tri thức Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người sinh học 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức

BÀI 37. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁ QUAN Ở NGƯỜI

 

  1. Hệ thần kinh
  2. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

Hệ thần kinh ở người có dạng ống gồm não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh

Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một hệ thống nhất

Vị trí của mỗi bộ phận trên cơ thể

Não nằm trong hộp sọ

Tủy sống nằm trong cột sống

Dây thần kinh phân bố khắp cơ thể

Hạch thần kinh nằm rải rác và nối với các dây thần kinh.

- Hệ thần kinh của người gồm hai bộ phận: Bộ phận trung ương (não và tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các hạch thần kinh và dây thần kinh)

- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển điều hòa và phối hợp hoạt động của cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể

  1. Một số bệnh về hệ thần kinh và chất gây nghiện đối với hệ thần kinh
  2. a) Một số bệnh về hệ thần kinh

Tên bệnh

Nguyên nhân

 Triệu chứng

Biện pháp phòng chống

Bệnh Parkinson

Do thoái hóa tế bào thần kinh, do tuổi cao, nhiễm khuẩn (viêm não) hoặc nhiễm độc thần kinh

Suy giảm chức năng vận động run tay mất thăng bằng khó khăn khi di chuyển 

Nên bổ sung vitamin D từ thực phẩm hoặc tắm nắng, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh xa môi trường độc hại 

Bệnh động kinh

Do rối loạn hệ thống thần kinh trung ương có thể do di truyền, chấn thương hoặc các bệnh về não,...

Co giật hoặc có các hành vi bất thường đôi lúc mất ý thức

Giữ tinh thần vui vẻ, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, ăn uống đủ chất 

Bệnh Alzheimer

Do rối loạn thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Mất trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, lẩm cẩm, khả năng hoạt động kém.

Rèn luyện não bằng cách đọc sách, báo 

Có chế độ ăn uống hợp lý 

Giữ tinh thần thoải mái và tăng cường vận động, …

  1. b) Các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh

Một số bệnh về hệ thần kinh như Parkinson, alzheimer, động kinh

Nguyên nhân có thể do tuổi tác, di truyền, tai nạn,...

Các biện pháp để phòng chống các bệnh về hệ thần kinh: tập thể dục thể thao hợp lý, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, rèn luyện trí não bằng cách đọc sách báo,...

Các chất kích thích thần kinh làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể như ma túy, nicotin, etanol,... là những chất gây nghiện hệ thần kinh.

  1. Các giác quan
  2. Thị giác
  3. a) Cấu tạo và chức năng

Trả lời câu hỏi:

Cấu tạo của mắt:

Dây thần kinh thị giác

Võng mạc (mạng lưới)

Màng mạch

Màng cứng

Giác mạc

Thủy dịch

Đồng tử

Mống mắt (lòng đen)

Thể thủy tinh

Dịch thủy tinh

  1. b) Quá trình thu nhận ánh sáng

Do ánh sáng phản chiếu từ cây xanh khúc xạ qua giác mạc và thể thuỷ tinh tới màng lưới, tác động lên tế bào thụ cảm thị giác gây hưng phấn các tế bào này và truyền theo dây thần kinh thị giác tới não cho ta cảm nhận về hình ảnh ngược chiều của cây xanh

  1. Thính giác
  2. a) Cấu tạo và chức năng
  3. Sóng âm đi từ ngoài theo ống tai vào → rung màng nhĩ → tác động chuỗi xương tai → tác động vào ốc tai làm rung màng và dịch → tạo xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác lên não (cho ta cảm giác về âm thanh)
  4. Vòi tai có vai trò cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng: Khi áp suất không khí từ tai ngoài tác động đến màng nhĩ sẽ làm màng này cong về phía tai giữa, tuy nhiên do áp suất không khí cũng tác động tương tự vào khoang miệng, nhờ vòi tai đã làm cho áp suất không khí tác động lên phía đối diện của màng nhĩ. Nhờ đó áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
  5. b) Một số bệnh về thính giác

Các phòng chống một số bệnh về tai

- Bệnh viêm tai giữa: Tránh không để nước bẩn lọt vào tai; phòng các bệnh vùng mũi, họng.

- Bệnh ù tai: tránh tiếp xúc với môi trường tiếng ồn quá lớn, tránh để lọt dị vật vào tai.

- Thính giác có cấu tạo gồm tai, dây thần kinh thính giác và vùng thính giác ở não

- Chức năng: thu nhận âm thanh

- Cần vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên; tránh tiếng ồn,... để bảo vệ thính giác.

=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay