Nội dung chính sinh học 8 kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái sách sinh học 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

 

  1. MÔI TRƯỜNG SỐNG
  2. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG SỐNG

- Các nhân tố trong môi trường sống của một cây xanh: côn trùng, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, gió, mây, khí O2, khí CO2, con người, con bò, nhà máy, ô tô.

  • Kết luận:

Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

 

  1. CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG SỐNG CHỦ YẾU

- Môi trường trên cạn: mặt đất và khí quyển

- Môi trường dưới nước: nước ngọt, nước mặn, nước lợ.

- Môi trường trong đất: các lớp đất

- Môi trường sinh vật: cơ thể của động vật, thực vật và con người,…

 

  1. NHÂN TỐ SINH THÁI
  2. KHÁI NIỆM NHÂN TỐ SINH THÁI

- Nhân tố sinh thái là các nhân tố trong môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

- Phân loại:

+ Nhân tố sinh thái vô sinh: các yếu tố không sống của môi trường

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: Các yếu tố sống của môi trường.

 

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH VẬT
  2. a) Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh

 

- Thực vật thích nghi trong các điều kiện ánh sáng khác nhau: cây ưa sáng và cây ưa bóng

- Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian

- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật

  1. b) Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh.

Thông qua các mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài, sinh vật có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

  • Kết luận: Các nhân tố trong môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật được gọi là nhân tố sinh thái

III. GIỚI HẠN SINH THÁI

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

VD: Cá rô phi ở Việt Nam không thể tồn tại ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay