Nội dung chính Vật lí 12 chân trời Bài 1: Sự chuyển thể

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Sự chuyển thể sách Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

 BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ

I. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VÀ CẤU TRÚC VẬT CHẤT

1. Mô hình động học phân tử

- Mô hình động học phân tử gồm các nội dung cơ bản:

+ Vật chất được cấu tạo bởi một số rất lớn những hạt có kích thước rất nhỏ gọi là phân tử. Giữa các phân tử có khoảng cách.

- Các phân tử chuyển động không ngừng, gọi là chuyển động nhiệt. Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

- Giữa các phân tử có các lực tương tác (hút và đẩy).

2. Cấu trúc của vật chất

- Vật chất xung quanh chúng ta thường tồn tại phổ biến ở ba thể cơ bản là rắn, lỏng và khí.

Cấu trúc

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

Khoảng cách giữa các phân tử

Rất gần nhau (cỡ kích thước phân tử)

Xa nhau

Rất xa nhau (gấp hàng chục lần kích thước phân tử)

Sự sắp xếp của các phân tử

Trật tự

Kém trật tự hơn so với thể rắn

Không có trật tự

Chuyển động của các phân tử

Chỉ dao động quanh vị trí cân bằng cố định

Dao động quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi

Chuyển động hỗn loạn

II. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT

- Các quá trình chuyển thể của vật chất:

 BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ

III. SỰ NÓNG CHẢY

- Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất.

1. Sự nóng chảy của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình

- Căn cứ vào cấu trúc sắp xếp của các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) tạo nên chất rắn, người ta chia chất rắn thành hai loại: 

+ Chất rắn kết tinh (chất rắn có cấu trúc tinh thể);

+ Chất rắn vô định hình (chất rắn không có cấu trúc tinh thể nên không có dạng hình học xác định).

2. Giải thích sự nóng chảy của chất rắn kết tinh

- Ở áp suất không đổi, các hạt ở thể rắn liên kết chặt chẽ với nhau, chúng dao động quanh các vị trí cân bằng xác định.

- Khi nung nóng chất rắn, các hạt được cung cấp nhiệt năng làm tốc độ chuyển động nhiệt của nó tăng lên, mức độ trật tự trong cấu trúc của các hạt giảm đi. Khi đạt đến nhiệt độ nóng chảy, chuyển động của các hạt giống như chuyển động của các phân tử chất lỏng, đó là quá trình nóng chảy.

3. Nhiệt nóng chảy riêng

- Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có giá trị bằng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng tại nhiệt độ nóng chảy:

 BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ

Đơn vị đo nhiệt nóng chảy riêng là J/kg.

IV. SỰ HÓA HƠI

- Sự hóa hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Sự hóa hơi thể hiện qua hai hình thức: sự bay hơi và sự sôi.

1. Sự bay hơi

- Sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì. 

- Tốc độ bay hơi của chất lỏng càng nhanh nếu diện tích mặt thoáng càng lớn, tốc độ gió càng lớn, nhiệt độ càng cao, và độ ẩm không khí càng thấp.

2. Sự sôi

- Sự hoá hơi xảy ra ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất khí trên mặt thoáng và bản chất của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

3. Nhiệt hóa hơi riêng

- Nhiệt hoá hơi riêng của một chất lỏng có giá trị bằng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất lỏng đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi:

 BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ

Đơn vị của nhiệt hoá hơi riêng là J/kg.

=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 1: Sự chuyển thể

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Vật lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay