Nội dung chính Vật lí 12 chân trời Bài 2: Thang nhiệt độ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thang nhiệt độ sách Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 2: THANG NHIỆT ĐỘ
I. CHIỀU TRUYỀN NĂNG LƯỢNG NHIỆT GIỮA HAI VẬT CHÊNH LỆCH NHIỆT ĐỘ TIẾP XÚC NHAU
- Khi cho hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau, năng lượng nhiệt luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Quá trình truyền nhiệt kết thúc khi hai vật ở cùng nhiệt độ (trạng thái cân bằng nhiệt).
II. THANG NHIỆT ĐỘ
1. Nguyên lí đo nhiệt độ của nhiệt kế
- Nhiệt độ đo trên nhiệt kế được xác định thông qua giá trị của một đại lượng vật lí mà đại lượng này phụ thuộc vào nhiệt độ theo một quy luật đã biết.
+ Với nhiệt kế thuỷ ngân nhiệt độ được xác định dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của thuỷ ngân.
+ Với nhiệt kế điện trở, nhiệt độ được xác định thông qua biểu thức sự phụ thuộc điện trở của vật theo nhiệt độ.
2. Thang nhiệt độ
Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt độ được kí hiệu là T (đơn vị là K). Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ được kí hiệu là t (đơn vị là 0C). Một độ chia trên thang nhiệt độ Kelvin bằng một độ chia trên thang nhiệt độ Celsius.
3. Nhiệt độ không tuyệt đối
- Nhiệt độ không tuyệt đối (0 K) là nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chất bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu.
4. Chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang đo
Công thức chuyển đổi nhiệt độ giữa thang Celsius và thang Kelvin:
T (K) = t (0C) + 273
=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 2: Thang nhiệt độ